talawas chủ nhật

 
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
B

Bành Bảo

Bành Bảo nhà biên kịch và nghiên cứu điện ảnh (đã mất).

Tác phẩm chọn lọc Đến hẹn lại lên (kịch bản phim, đạo diễn Trần Vũ, 1975), Sơ khảo lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam (sách biên khảo, viết chung với Phạm Ngọc Trương, 1983)

Bùi Chát

Bui ChatBùi Chát sinh năm 1979 tại Biên Hòa. Cử nhân văn chương. Năm 2002, cùng Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán thành lập nhóm Mở Miệng. Là người đề xuất tên Mở Miệng cho nhóm. Là cây bút chủ lực của nhóm. Là người đề xướng các khái niệm "thơ rác", "thơ nghĩa địa" và coi đó như những khái niệm then chốt để xây dựng ba tập thơ: Xáo chộn chong ngày, Cái lồn bỏ điTháng tư gãy súng.



Tác phẩm

2002Vòng tròn sáu mặt, tập thơ, in chung (cùng Khúc Duy, Lý Đợi, Trần Văn Hiến, Hoàng Long, Nguyễn Quán), Nxb Giấy Vụn, in photocopy
2002Mở Miệng, tập thơ, in chung (cùng Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán), Nxb Giấy Vụn, in photocopy
2003Xáo chộn trong ngày, tập thơ, Nxb Giấy Vụn, in photocopy
2004Made in vietnam, Conceptual art
2004Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn], tập thơ, Nxb Giấy Vụn, in photocopy
2005Tháng tư gãy súng, tập thơ, Nxb Giấy Vụn, in photocopy

Bùi Chí Vinh

Bui Chi VinhBùi Chí Vinh sinh năm 1954 tại Sài Gòn. Năm 15 tuổi, đoạt giải của nhật báo Tin Sáng với truyện ngắn Viết trên quê hương điêu tàn. Năm 1976-1977, giải thưởng văn học TP HCM với tập thơ Hạnh phúc có thật. Năm 1991, tiểu thuyết Tóc tiên của Bùi Chí Vinh được độc giả báo Mực Tím TP HCM bầu chọn là truyện hay nhất năm 1991. Bộ truyện phiêu lưu mạo hiểm dành cho thiếu niên 5 Sài Gòn (gồm 40 cuốn) được tặng thưởng đặc biệt của Nxb. Kim Đồng.

Tác phẩm Đã xuất bản: Thơ Tình Bùi Chí Vinh (tái bản nhiều lần); Tiểu thuyết: Yểu điệu thục nữ, Tóc tiên, Cỏ ven đường, Luật nhân quả, Tiểu thư, Anh hùng tứ xứ, Ba trong một; Hải Đại Bàng (truyện tranh màu, 15 cuốn); Tứ quái TKKG (70 cuốn, phóng tác theo tác phẩm của hà văn Đức Stefan Wolf); Chờ xuất bản: Thơ Đời Bùi Chí Vinh, Thơ Đạo Bùi Chí Vinh, Thơ Quậy Bùi Chí Vinh, Thơ Tình Bùi Chí Vinh (có bổ sung), Kịch thơ Thành Taberd.

Mikhail Bulgakov

Mikhail BulgakowMikhail Bulgakov Nhà văn Nga, sinh ngày 15.5.1891 tại Kiev, mất ngày 10.3.1940 tại Maxcơva.

 

C

Cao Việt Dũng

Cao Viet Dung Cao Việt Dũng (1980) học phổ thông trung học tại Trường Hà Nội-Amsterdam, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2002; từ 2002 theo học văn học hiện đại, chuyên ngành phê bình văn học tại Trường École Normale Supérieure và Đại học Sorbonne (Paris), từ 2006 nghiên cứu viên tại Viện Văn học Hà Nội.

Một số tác phẩm dịch đã xuất bản: Cuộc sống không ở đây (M. Kundera) - Trung tâm Đông Tây và NXB Văn hóa Thông tin, 2003; 15 anh hùng Hy Lạp (Plutarque) - dịch chung, NXB Trẻ, 2003, Điệu valse giã từ (M. Kundera) - Trung tâm Đông Tây và NXB Hội Nhà văn, 2004; Khúc quanh của dòng sông (V. S. Naipaul), NXB Lao Động, 2004; Những cuộc đời song hành (Plutarque), NXB Tri Thức, 2005.

Sắp xuất bản: Hạt cơ bản (Houellebecq)

Cấn Vân Khánh

Can Van Khanh Cấn Vân Khánh sinh năm 1979 ở Hà Tây. Từng đoạt gải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh về truyện ngắn năm 1998 của báo Tiền phong. Hiện sống ở Hà Nội và cộng tác với các báo VietNamNet, Tiền phong, Người lao động, Thanh niên...

Blog của Cấn Vân Khánh: http://360.yahoo.com/canvankhanh

Tác phẩm: Cấn Vân Khánh đã xuất bản hai tập truyện riêng: Chàng hề của em (Nxb. Trẻ, 1998), Hạnh phúc mơ hồ (Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2006) và có tác phẩm in trong tập truyện Vũ điệu thân gầy của 12 tác giả nữ, Nxb. Trẻ, 2007.

Cung Trầm Tưởng

Cung Trầm Tưởng Cung Trầm Tưởng Tên thật là Cung Thức Cần. Sinh năm 1932 tại Hà Nội. Vào Sài Gòn năm 1949. Du học tại Pháp và Hoa Kỳ. Cựu trung tá không quân Việt Nam Cộng hoà. Tù cộng sản 10 năm. Hiện sống tại Saint Paul, Minnesota.

Tác phẩm đã xuất bản: Tình ca (Cùng Phạm Duy, Ngy Cao Uyên), Lục bát Cung Trầm Tưởng (Con Ðuông), Thám hiểm không gian (dịch, Dziên Hồng), Lời viết hai tay (thơ 1999), Bài ca níu quan Ttài (thơ 2001); Những dấu chân trên một triền phiếm định (thơ 2002), Toàn tập thơ Cung Trầm Tưởng 1948 - 2008 (sắp in)

D

Di Li

Di Li Di Li (Nguyễn Diệu Linh, 1978) tốt nghiệp khoa tiếng Đức và khoa tiếng Anh trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (hiện nay là ĐH Hà Nội). Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, hiện là giáo viên tiếng Anh thương mại tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Tác phẩm: Tập truyện ngắn Tầng thứ nhất, Đông A và NXB Hội Nhà Văn. Sắp xuất bản: tập truyện ngắn Điệu valse địa ngục. Giải thưởng: Giải ba cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006.

Diễm Châu

Diễm Châu Diễm Châu tên thật là Phạm Văn Rao; tên thánh là Alphonse, sinh năm 1937 tại thành phố Hải Phòng. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn – Giáo sư Anh văn. Tu nghiệp tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Bách khoa Sài Gòn. Tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở Sài Gòn trước 1975. Cùng gia đình rời Việt Nam năm 1983.

Tác phẩm: Hạnh hoa, Sáng muôn thu (trong nước, trước 1975); Thơ Diễm ChâuMười bài ở Paris… (ngoài nước). Trên trang Tiền Vệ, Diễm Châu đã công bố hầu hết tác phẩm của ông (thơ, tiểu luận, tuỳ bút) trong số đó có hai tập thơ MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI, và VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM; đồng thời, ông đã giới thiệu hàng trăm tác giả quốc tế qua hàng ngàn bản dịch Việt văn.

Friedrich Dürrenmatt

Friedrich Duerrenmatt Friedrich Dürrenmatt (05.01.1921-14.12.1990), nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn và họa sĩ Thụy Sĩ, là một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất nửa cuối thế kỉ 20. Vở kịch Bà lớn về thăm (1956) đã đưa Dürrenmatt từ một tác giả nổi tiếng trong khu vực Đức ngữ (Đức, Áo, Thụy Sĩ) lên tầm các tác giả hàng đầu thế giới. Từ đó đến nay, nó được diễn hàng ngàn lần ở 50 quốc gia và nhiều lần dựng phim, trong đó The Visit của đạo diễn Bernhard Wicki với Ingrid Bergmann và Anthony Quinn (1971) được coi là thành công nhất. Toàn tập tác phẩm của ông do Arche và Diogenes xuất bản năm 1980 gồm 29 tập.

Đ

Đặng Chân Nhân

Đặng Chân Nhân Đặng Chân Nhân sinh năm 1993 ở Hà Nội. Hiện là học sinh trường THCS Trưng Vương. Bắt đầu làm thơ từ năm 8 tuổi. Đã có đăng thơ rải rác trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Người Hà Nội, Quân đội Nhân dân, Nhịp sống. Đầu năm 2008, Nxb. Hội Nhà văn ấn hành tập thơ đầu tay Hình dung của Đặng Chân Nhân gồm 17 bài.


Đào Hiếu

Dao Hieu Đào Hiếu sinh năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định, 1968 vào Đảng Cộng sản Việt Nam, 1970 là binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà, sau 1975 làm việc tại báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ. Hiện sống và viết tự do tại Sài Gòn.

Tác phẩm: Truyện dài và tiểu thuyết: Giữa cơn lốc, nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1978; Một chuyến đi xa, nxb Măng Non 1984, nxb Trẻ 1994; Qua sông, nxb Văn Nghệ 1986; Vùng biển mất tích, nxb Đồng Nai 1987; Vượt biển, nxb Trẻ 1988, 1995; Vua Mèo, nxb Trẻ 1989; Người tình cũ, nxb Văn Nghệ 1989; Kẻ tử đạo cuối cùng, nxb Trẻ 1989; Thung lũng ảo vọng, nxb Trẻ 1989; Hoa dại lang thang, nxb Văn Học 1990; Trong vòng tay người khác, nxb Tác Phẩm Mới 1990; Kỷ niệm đàn bà, nxb Văn Nghệ 1990; Nổi loạn, nxb Hội Nhà Văn 1993. Thơ: Đường phố và thềm nhà, nxb Trẻ 2004. Truyện ngắn và tạp văn: Bầy chim sẻ, nxb Văn Nghệ 1982; Những bông hồng muộn, nxb Trẻ 1999; Tình địch, nxb Trẻ 2003.

Website của Đào Hiếu: http://daohieu.com/

Đinh Linh

Dinh Linh Đinh Linh sinh 1963 tại Sài Gòn. Qua Mỹ 1975. Có lúc sống ở Ý và Anh. Theo tự bạch của Đinh Linh, cách đây vài năm, anh đi sơn nhà, rửa cầu tiêu để kiếm ăn, nhưng hiện nay chỉ phải dạy sinh viên Mỹ làm thơ, làm văn tại các trường đại học như Bard College (New York), Fairleigh Dickinson (New Jersey) và Naropa (Colorado). Anh đã được mời đọc thơ ở khắp nước Mỹ và tại London, Cambridge và Berlin. Đinh Linh hiện sống với vợ, Diễm Hằng, tại Philadelphia.

Tác phẩm: Viết bằng tiếng Anh, Đinh Linh là tác giả của hai tập truyện ngắn: Fake House (2000) và Blood and Soap (2004) và ba tập thơ: All Around What Empties Out (2003), American Tatts (2005) và Borderless Bodies (2006). Anh cũng là chủ biên các tuyển tập: Night, Again: Contemporary Fiction from Vietnam (1996) và Three Vietnamese Poets (2001). Anh là dịch giả của tập Night, Fish and Charlie Parker (2006), thơ Phan Nhiên Hạo. Anh cũng đã dịch nhiều nhà thơ, nhà văn Việt sang tiếng Anh, và nhiều nhà thơ thế giới sang tiếng Việt.

Những sáng tác của Đinh Linh đã được tuyển vào Best American Poetry 2000, Best American Poetry 2004, Great American Prose Poems from Poe to the Present, và nhiều tập khác. Blood and Soap được báo Village Voice (New York) chọn là một trong những cuốn sách hay nhất năm 2004 và đã được dịch sang tiếng Ý, xuất bản dưới tựa đề Elvis Phong è Morto (2006).

Những tác phẩm và bài viết tiếng Việt của Đinh Linh được đăng trên các trang Tiền Vệ, talawas, Tạp chí Thơ, Văn Học, Văn, Gió Văn, Hợp Lưu, và Da Màu.

Đoàn Huy Giao

Doan Huy Giao Đoàn Huy Giao tên cúng cơm là Nguyễn Trì. Căn cước ghi là Nguyễn Lãng. Sinh năm 1946 nhưng trong căn cước là 1952. Quê quán Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Trước năm 1975 làm báo, quản lý nhà in, chủ trương tập san Tương lai hướng về phía những người lao tác. Sau năm 1975 làm phim tài liệu truyền hình. Hiện làm việc cho Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng.

Tác phẩm: Cho con vật hai chân (Thơ, 1969), Phẫn nộ ca (Thơ, 1970), Bài ca trái tim mạ non (Thơ, 1987), Ngọn lửa cuối cùng (Thơ, 1992). Con chim gỗ nhìn tôi (Thơ, 2001) Lá hát (phim tài liệu, 2001), Giải thưởng lớn Việt Nam Xanh của Liên hoan phim môi trường chào đón thế kỷ 21 do Bộ KHCN&MT, Hội Điện ảnh Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam đồng tổ chức, Những dấu chân phương Nam (phim tài liệu, 2005), v.v…

Đoàn Minh Phượng

Doan Minh Phuong Đoàn Minh Phượng sinh ở Sài Gòn, thời thơ ấu theo gia đình sống ở vài tỉnh nhỏ miền Trung, rời Việt Nam sang Đức năm 20 tuổi. Hiện sống ở Bonn và Sài Gòn.

Tác phẩm: Hạt mưa rơi bao lâu, Phim truyện, Kịch bản: Đoàn Minh Phượng, Đạo diễn: Đoàn Minh Phượng và Đoàn Thành Nghĩa, Việt Nam / Đức 2004, 114 phút; Và khi tro bụi, Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 4.2006, 186 trang.

Đoàn Tử Huyến

Doan Tu Huyen Đoàn Tử Huyến sinh năm 1952 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Nguyên là Giảng viên văn học Nga tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, Biên tập viên NXB Lao động, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội nhà văn Việt Nam. Hiện là Chủ tịch Hội đồng khoa học của Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây.

Đã dịch trên 30 tác phẩm văn học từ tiếng Nga, trong đó có tập truyện vừa Những quả trứng định mệnh, kịch A. Puskin, truyện vừa Trái tim chó, tiểu thuyết Nghệ nhân và Margarita của M. Bulgakov, truyện vừa Đêm trắng của F. Doxtoevski, tiểu thuyết Đấng Cứu Thế của Otero Silva, tiểu thuyết Bố già của Mario Puzo (dịch cùng Trịnh Huy Ninh) v.v.

Đỗ Kh.

Do Kh. Đỗ Kh. nguyên quán Nam Định, sinh tại Hải Phòng 1955. Vào Sàigòn 1955, đi Paris 1969, đến Củ Chi 1974, rời Phú Quốc 1975, thăm Hà Nội 1990. Hiện sống ở California.

Tác phẩm:
Cây gậy làm mưa, tập truyện ngắn, 1989.
Thơ Đỗ Kh., tập thơ, 1989.
Kí sự đi Tây, tập ký, 1990.
Có những bực mình, tức không thể nói, tập thơ, 1990.
Không khí thời chưa chiến, 1993.

Phim tài liệu thực hiện:
Lebanon, chuyện kể mùa hè, 1982.
Bến tạm tại Hương Cảng, 1986.

Đỗ Phước Tiến

Do Phuoc Tien Đỗ Phước Tiến sinh ngày 14.10.1965 tại Đà Lạt. Nguyên quán Đà Nẵng (quê ngoại Cần Thơ). Sống chủ yếu từ nhỏ tới lớn ở Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trình độ văn hóa cấp 3. Làm rất nhiều nghề (xếp theo thứ tự thời gian): bán hàng rong, bồi bàn, làm ruộng, lái đò, chế biến nước đường trong hãng kem, buôn bán ve chai, phụ bếp trong quán nhậu, kéo xe bò, thợ nề, thợ gò hàn, làm thịt gà vịt cho nhà hàng, thợ chụp ảnh và 10 năm nay là phóng viên của báo Đà Nẵng (báo của Đảng bộ ĐCSVN thành phố Đà Nẵng). Mới tự thôi việc cách đây 4 tháng, hiện chưa có nghề mới. Hiện sống ở Đà Nẵng với vợ, cũng làm nghề viết báo, con gái 12 tuổi và con trai 5 tuổi.

Tác phẩm: Chưa xuất bản tập truyện riêng. Từ 1992 mới công bố 6 truyện ngắn trên báo, tạp chí và một số tuyển tập. Truyện ngắn „Đảo của dân ngụ cư“ đã được dịch sang tiếng Pháp („Terre des éphémères“, bản dịch của Phan Huy Đường) trong tuyển tập cùng tên Terre des éphémères, Philippe Picquier, Paris 1994 và tiếng Anh („The Way Station“, bản dịch của Phan Huy Đường và Nina McPherson) trong tuyển tập Night, Again, edited by Linh Dinh, 7 Stories Press, New York 1996 và chuyển thể sang kịch bản điện ảnh (của Nguyễn Quang Lập, chưa dựng phim).

Cùng một tác giả
G

Gabriel García Márquez

Gabriel Garcia Marquez Gabriel García Márquez sinh năm 1928 ở Aracataca, Columbia. Ông từng theo học ngành Luật nhưng đã sớm bỏ dở để theo nghề báo. Với tư cách là phóng viên, ông đã từng có mặt ở nhiều thành phố châu Âu, Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Ông viết phóng sự, kịch bản phim, truyện ngắn, tiểu thuyết và hồi kí. Ông được xem là tác giả quan trọng nhất của dòng văn học hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh. Với tiểu thuyết Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, 1967), ông được trao giải Nobel văn chương (1982).

Tác phẩm: hần lớn tác phẩm của Gabriel García Márquez đã được dịch ra tiếng Việt, trong đó đáng kể nhất là: Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad, Nguyễn Trung Đức dịch), Tình yêu thời thổ tả (El amor en los tiempos del cólera, Nguyễn Trung Đức dịch), Ngài đại tá chờ thư (El general en su laberinto, Nguyễn Trung Đức dịch), Sống để kể lại (Vivir para contarla, hồi ký, Lê Xuân Quỳnh dịch).
Tiểu thuyết Memoria de mis putas tristes được giới thiệu trên talawas lần này cũng đã có một bản dịch tiếng Việt: Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Lê Xuân Quỳnh dịch, Nxb. Tổng hợp TP HCM, 2005.

H

Hồ Anh Thái

Ho Anh Thai Hồ Anh Thái sinh năm 1960. Quê gốc thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là tiến sĩ Đông phương học, cử nhân Học viện Quan hệ Quốc tế. Từng là bộ đội, phóng viên, cán bộ nghiên cứu và công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Hiện ông là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm: Chàng trai ở bến đợi xe (tập truyện ngắn, in chung, 1985); Vẫn chưa tới mùa đông (tiểu thuyết, 1986); Người và xe chạy dưới ánh trăng (tiểu thuyết, 1987); Người đàn bà trên đảo (tiểu thuyết, 1988); Trong sương hồng hiện ra (tiểu thuyết, 1990); Mảnh vỡ của đàn ông (truyện, 1993); Người đứng một chân (truyện, 1995); Lũ con hoang (truyện, 1995); Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tiểu thuyết, 1998); Họ đã trở thành nhân vật của tôi (tiểu thuyết, 2000); Tự sự 265 ngày (2001); Cõi người rung chuông tận thế (tiểu thuyết, 2002); Bến Ôsin (truyện, 2003), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (tiểu thuyết, 2007)…

Hoàng Hưng

Hoang Hung Hoàng Hưng sinh ngày 24.11.1942 tại thị xã Hưng Yên. 1960-1961 tình nguyện lên Tây Bắc phục vụ quân đội (dạy học cho sĩ quan trình độ cấp 1). Tốt nghiệp Khoa văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 1965. Dạy văn cấp 3 tại Hải Phòng 1965-1973. Tình nguyện vào Nam phục vụ trong "mặt trận văn nghệ", nhưng ngành giáo dục giữ lại vì là giáo viên giỏi lớp cuối cấp. Phóng viên, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân (Bộ Giáo dục) 1973-1982. Bị bắt giam và tập trung cải tạo từ 17.8.1982 – 29.10.1985 vì tội "lưu truyền văn hoá phẩm phản động" (bản thảo tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm và sáng tác, tàng trữ những trang nhật ký bằng văn vần để trong nhà). Sau khi ra tù sống bằng việc dịch sách báo. Từ năm 1987 tiếp tục làm ở nhiều báo khác nhau, cuối cùng là báo Lao động 1990-2003, sau đó về hưu. Hiện sống tại Hà Nội và TPHCM. Có con gái là Hoàng Ly làm mỹ thuật và thơ.

Tác phẩm: Đất nắng (in chung với Trang Nghị, Văn học, Hà Nội 1970), Ngựa biển (Trẻ, TPHCM 1988), Người đi tìm mặt (Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1994), Hành trình (Hội Nhà văn, Hà Nội 2005) và nhiều bài viết, bài nói chuyện, tiểu luận, nghiên cứu, trên báo, tạp chí, đài phát thanh trong và ngoài nước. Một số bài thơ đã được dịch và in tại Pháp, Mĩ, Canada, Đức, Hungary, Hà Lan.

Dịch thuật 100 bài thơ tình thế giới (cùng dịch và chủ biên), Vũng Tàu-Côn Đảo, 1988,Thơ Federico Garcia Lorca, Lâm Đồng 1988, Thơ Pasternak (cùng dịch với Nguyễn Đức Dương), TPHCM, 1988, Thơ Apollinaire, Hội Nhà văn, Hà Nội 1997, Các nhà thơ Pháp cuối TK XX, Hội Nhà văn, Hà Nội 2002, 15 nhà thơ Mỹ TK XX (cùng dịch, tổ chức bản thảo), Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004), Mowgli Người-sói (The Jungle Book, Rudyard Kipling), Trẻ, TPHCM 1988, 1989, 1999. Người đàn bà lạ lùng (De guerre lasse, Francoise Sagan, cùng dịch với Nguyễn Lâm), Văn học, Hà Nội 1990. Đồ vật (Les choses, Georges Perec) Hội Nhà văn, Hà Nội 1999, Từ điển Bách khoa Oxford cho thiếu niên (chủ biên), Kim Đồng, Hà Nội, sắp ra mắt, v.v.

Hoạt động văn học quốc tế 1999 đọc thơ (tác giả vắng mặt vì không được phép xuất ngoại) tại Nhà Văn hoá Thế giới Berlin; 2000 lưu trú dịch thuật tại Paris 3 tháng do Bộ Văn hoá Pháp tài trợ, trao đổi về dịch thơ Apollinaire tại lớp Việt Nam học, Đại học Paris 7; 2002 tổ chức dịch 4 nhà thơ Việt Nam cho tạp chí Europe (Paris), và 12 nhà thơ Việt Nam cho tạp chí Action Poetique (Paris); 2002 đề cử các nhà thơ Việt Nam tham dự Liên hoan Thơ Quốc tế Val-de-Marne, Pháp, lần VII; 2003 nói chuyện về "Hiện đại hoá thơ Việt Nam" tại Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Washington, Seatle, Hoa Kỳ. Đọc thơ tại Chicago (chương trình "Đọc thơ mùa Xuân" của Columbia College Chicago); 2005: Đọc thơ tại Khoa Viết văn và Trung tâm Thơ, Đại học Quốc gia San Francisco. Trao đổi về tập thơ Ác mộng tại Lớp Nghiên cứu Văn học Việt Nam, Đại học Berkeley. Đọc thơ tại „Vietnam Kongress 2005“, nhà hát Volksbühne, Berlin; 13.01.2006: Đọc thơ tại Viện Goethe Hà Nội.

Huỳnh Ngọc Chiến

Huynh Ngoc Chien Huỳnh Ngọc Chiến (còn có các bút hiệu: Hoàng Ngọc, Hoàng Thập Di) sinh năm 1955, quê Quảng Nam, hiện sống tại TP Hồ Chí Minh. Ông là thạc sĩ công nghệ thông tin và sinh sống bằng các nghề dạy học, viết sách, dịch thuật.

Tác phẩm: Ca khúc Huỳnh Ngọc Chiến (nhạc, 1996, tác giả tự in), Kim Dung, tác phẩm và dư luận (nghiên cứu-phê bình, nhiều tác giả, Nxb. Văn học 2001), Lý Hạ, quỷ tài quỷ thi (Nxb. Trẻ 2001), Lai rai chén rượu giang hồ (tiểu luận về Kim Dung, Nxb. Văn học 2002), Lịch vạn niên phổ thông (đối chiếu lịch pháp Đông-Tây, Nxb. Văn hóa Dân tộc 2002), Giáo trình MS Word (viết cùng kĩ sư Trần Quý Phi, Nxb. Thống kê 2004), MS Exel - từ cơ bản đến nâng cao (viết cùng kĩ sư Trần Quí Phi, Nxb. Đà Nẵng 2006), Bút kiếm Kim Dung (viết cùng Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Anh Vũ, Nxb. Tổng hợp TP HCM 2005), Tuyết sơn phi hồ (dịch Kim Dung, Nxb. Văn học 2006), Phi hồ ngoại truyện (dịch Kim Dung, Nxb. Văn học 2006), U mộng ảnh (dịch Trương Trào, sắp xuất bản tại Nxb Văn hoá Thông tin TP HCM), Từ điển Hán-Việt (biên soạn, sẽ xuất bản), Thiền tông tâm pháp (sẽ xuất bản), Lăng Già huyền nghĩa (dịch Suzuki, sẽ xuất bản), Tiểu luận và tùy bút (sẽ xuất bản)

J

Walter Janka

Walter Janka Walter Janka sinh ngày 29.4.1914 tại Chemnitz, xuất thân làm nghề sắp chữ. Năm 1933 là bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản vùng Erzgebirge. Tháng 6.1933 bị Gestapo bắt và kết án tù một năm rưỡi ở trại giam Bautzen. Từ mùa hè 1935 ở trại tập trung Sachsenburg. Sau đó bị SS trục xuất sang Tiệp Khắc. Năm 1936 qua Paris đến Tây Ban Nha tham gia tình nguyện quân chống chế độ Franco. Chiến đấu trong tiểu đoàn Thälmann, về sau trong một tiểu đoàn Tây Ban Nha, ba lần bị thương nặng. Từ 1939-1941 ở các trại quản thúc của Pháp tại St. Cyprien, Gurs, Vernet, Les Milles. Năm 1941 vượt ngục cùng nhà lãnh đạo cộng sản Paul Merker tới Marseille. Từ 12.1941 cư trú chính trị cùng với người vợ tương lai là Charlotte Scholz ở Mexico. Tại đây làm chủ nhiệm nhà xuất bản lưu vong El Libro Libre, trong thời gian này cho ra hơn ba mươi đầu sách, trong đó những tác phẩm nổi tiếng như tiểu thuyết Cây thập tự thứ bảy của Anna Seghers. 1947 trở về Berlin, đến 1948 là trợ lý của Paul Merker trong BCH TW Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED), tiếp theo đó làm Tổng giám đốc hãng phim DEFA. Từ 2.1950 là Quyền giám đốc, từ 1951 là Giám đốc Nhà xuất bản Xây dựng, nhà xuất bản văn học lớn nhất của CHDC Đức. Trong thời gian này Janka đã có công xây dựng Tủ sách văn học thế giới, xuất bản các tác phẩm của Thomas và Heinrich Mann, Arnold Zweig, Georg Lukács và Ernst Bloch. Ngày 6.2.1956 bị bắt, sau đó bị kết án năm năm tù. Từ 2.1958 đến 12.1960 ngồi tù ở Bautzen. Do sự lên tiếng của nhiều tên tuổi nổi tiếng như gia đình Thomas Mann, Hermann Hesse, Halldór Laxness v.v., cuối năm 1960 Janka được trả tự do. Từ 1960-1962 thất nghiệp, 1962-1972 làm biên kịch ở DEFA, sau đó hành nghề tự do. Vào ngày 1.5.1989, nửa năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ, Walter Janka được chính phủ CHDC Đức trao tặng “Huân chương vàng vì công lao đối với Tổ quốc”.

Elfriede Jelinek

Elfriede Jelinek Elfriede Jelinek sinh năm 1946 tại Mürzzuschlag, Áo, trong một gia đình khá giả có mẹ làm nghề kế toán và bố là một nhà hoá học gốc Séc-Do Thái. Ngày bé bà được gửi đến một nhà trẻ Cơ đốc giáo và sau đó là một trường Dòng. Mẹ Jelinek kỳ vọng con gái mình sẽ trở thành một thiên tài âm nhạc, nên ngay từ nhỏ, cô bé Jelinek đã phải học piano, ghi-ta, sáo, violine và viola. Năm 13 tuổi, Jelinek được nhận vào Nhạc viện Wien và học các môn organ, piano, recorder và sáng tác. Năm 1965, sau khi tốt nghiệp trung học, bà trải qua cơn khủng hoảng tâm lý đầu tiên. Tuy vậy, bà vẫn theo học vài học kỳ các môn Kịch và Lịch sử nghệ thuật tại Đại học Tổng hợp Wien. Năm 1967, vì luôn bị rơi vào những trạng thái ám sợ, bà phải bỏ học và trong suốt một năm sau đó, bà sống cô lập ở nhà. Thời gian này, bà bắt đầu viết văn. Những bài thơ đầu tay của bà được in ở các tạp chí và nhà xuất bản nhỏ. Sau cái chết của người cha, Jelinek bắt đầu hồi phục tâm lý. Trong phong trào sinh viên năm 1968, Jelinek là người tham gia tích cực. Bà đã từng bỏ nhà sống vài tháng trong một khu quần cư của dân cánh tả, có lúc cùng với Robert Schindel, một nhà văn Áo cấp tiến từng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao. Năm 1971, bà tốt nghiệp môn organ tại Nhạc viện Wien. Năm 1972, bà chuyển tới sống chung với nhà văn Đức Gert Loschütz tại Berlin, nhưng chỉ một năm sau, bà lại quay trở về Wien. Năm 1974, bà gia nhập đảng Cộng sản Áo (KPÖ) và tham gia tích cực vào việc vận động tranh cử cho Đảng cũng như các hoạt động văn hoá cánh tả. Cùng năm này, bà kết hôn với Gottfried Hüngsberg, một nhà soạn nhạc phim, sau chuyển sang nghề tin học. Năm 1975, Jelinek đạt được bước đột phá văn học với tiểu thuyết đầu tay Die Liebhaberinnen (bản dịch của Lê Quang: Tình ơi là tình), tác phẩm được coi là bức biếm hoạ cay độc về quê hương Áo và phụ nữ Áo. Năm 1983, Jelinek gây xì-căng-đan lớn đầu tiên với vở kịch Burgtheater, vở kịch phê phán gay gắt việc nước Áo đã không dám trực diện với quá khứ phát-xít của mình. Từ đây, Jelinek bị số đông trong dư luận Áo xếp hẳn vào loại "ăn cháo đá bát". Cùng năm này, bà cho ra mắt cuốn tiểu thuyết với hơi hướng tự thuật Die Klavierspielerin (bản dịch của Ngọc Cầm Dương: Cô gái chơi dương cầm), cuốn sách sẽ đem lại cho bà giải Nobel. Năm 1989, bà xuất bản tiểu thuyết Lust (tạm dịch: Hứng), một tác phẩm được coi là "porno nữ" (để đối nghịch với porno thông thường - porno nam), một bestseller gây xì-căng-đan âm ỉ. Năm 1991, Jelinek tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Áo. Năm 1995, sau khi bị đảng Tự do Áo (FPÖ) công kích cá nhân trên một áp-phích vận động tranh cử, Jelinek tuyên bố rút khỏi công luận Áo và cấm tất cả các nhà hát quốc gia Áo diễn kịch của bà.

Tác phẩm: Ngoài ba tiểu thuyết lớn (Die Liebhaberinnen, Die Klavierspielerin, Lust) với những chủ đề: nước Áo với quá khứ phát xít, tuổi thơ bị đè nén, số phận phụ nữ trong chế độ nam quyền, văn hoá porno..., Jelinek còn là tác giả của một tập thơ, nhiều vở kịch, một số kịch bản phim và nhiều tiểu luận phê bình. Ngoài ra, bà còn là dịch giả với những bản dịch tác phẩm của Thomas Pynchon, Georg Feydeau, Eugène Labiche, Christopher Marlowe và Oscar Wilde.

Giải thưởng: Jelinek đã nhận được rất nhiều giải thưởng văn học uy tín của các nước nói tiếng Đức cho các tiểu thuyết và các vở kịch của bà (Trong đó có Georg-Büchner-Preis năm 1988, giải thưởng văn học lớn nhất của Đức). Năm 2004, bà được trao giải Nobel văn chương.

Website: http://www.elfriedejelinek.com/

K

Khế Iêm

Khe Iem Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sài Gòn. Hiện sống tại Mỹ. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California từ năm 1994-2004.

Tác phẩm: Hột huyết (kịch, Sàigòn 1972), Thanh xuân (Thơ, California 1992), Lời của quá khứ (Truyện, California 1996), Dấu quê (Thơ, California 1996), Tân hình thức, Tứ khúc và những tiểu luận khác (Tiểu luận, California 2003).

Các bài liên quan
  • Tiểu luận, biên khảo và phê bình trên CLB Tân Hình Thức
  • Tiểu luận và tác phẩm trên talawas

Khương Nhung

Khương Nhung (Jiang Rong) Sinh năm 1947 tại Bắc Kinh. Thời kì cách mạng văn hoá, xung phong đi lao động ở vùng thảo nguyên Nội Mông 11 năm. Năm 1979, trở lại Bắc Kinh. Tiểu thuyết Tôtem sói (Lang đồ đằng) được Khương Nhung thai nghén và viết trong vòng 30 năm (từ 1971 đến 2003). Khi tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 2004, lập tức nó trở thành cuốn sách bán chạy kỷ lục tại Trung Quốc và trở thành cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Trung Quốc được một nhà xuất bản nước ngoài mua bản quyền với giá 100.000 USD.

Arthur Koestler

Arthur Koestler Arthur Koestler sinh ngày 05.9.1905 tại Budapest, mất ngày 3.3.1983 tại London, là nhà văn Áo gốc Hung, viết chủ yếu bằng tiếng Đức và tiếng Anh, có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp và tiếng Hung.

L

Lê An Thế

Le An The Lê An Thế Tạm thời sống và làm việc tại Mỹ.

Cùng một tác giả
  • Tác phẩm và bài viết trên damau.org





Lê Đạt

Le Dat Lê Đạt sinh ngày 9.10.1929 tại Yên Bái. Tham gia kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Hội Văn nghệ Trung ương, tiền thân của Hội Nhà văn Việt Nam. Là một trong những thành viên khởi xướng phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và "cấm bút" hơn 30 năm. Từ 1994, tác phẩm của Lê Đạt mới lại được phép in ở Việt Nam.

Tác phẩm: Trước Nhân văn (1958): Thế giới này là của chúng ta (tập thơ), Bài thơ trên ghế đá (tập thơ), Cửa biển (tập thơ, in chung cùng Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm)
Sau Nhân Văn: Bóng chữ (tuyển tập thơ, gồm các bài chọn lọc, viết trong khoảng thời gian 1970 - 1994, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1994), Ngó lời (tập thơ, 1997), Trữ tình Ép-phen (tập thơ, 1998), Hèn đại nhân (truyện ngắn, 2000)
Sẽ in: Mi-mô-za (thơ), Bước ký vào XXI (thơ), Nghĩa nặng (thơ), Mi là người bình thường (tập truyện ngắn), Mất ngủ (tiểu luận)

Lê Hưng Tiến

Le Hung Tien Lê Hưng Tiến sinh năm 1981. Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Thuận. Hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đắng Sư phạm Ninh Thuận. Có thơ đăng trên nhiều báo và tạp chí như Văn nghệ Quân đội, Thế giới mới, Văn nghệ Trẻ, Sông Hương, Cửa Việt... và các trang thông tin và tạp chí điện tử như www.evan.com.vn, vannghesongcuulong.org, gio-o.com...

Lê Quang

Le Quang Lê Quang sinh năm 1956 ở Hà Nội; 1974, du học ở CHDC Đức; 1980, tốt nghiệp khoa Kiến trúc tại Bauhaus-Universität Weimar; 1981-1988, làm kiến trúc sư tại Erfurt; từ 1988, thông dịch tự do. Lê Quang là dịch giả của các tiểu thuyết: Người đọc (Der Vorleser của Berndhard Schlink), Tình ơi là tình (Die Liebhaberinnen của Elfriede Jelinek) và Đo thế giới (Die Vermessung der Welt của Daniel Kehlmann).

Lê Vĩnh Tài

Lê Vĩnh Tài Lê Vĩnh Tài sinh năm 1966 tại Buôn Ma Thuột. Anh lớn lên, học phổ thông và học đại học ở thành phố quê hương (khoa Y, Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột). Hiện anh sống bằng nghề tự do tại đây.

Tác phẩm: Lê Vĩnh Tài làm thơ từ thời phổ thông trung học. Năm 1991, xuất bản tập thơ đầu tay Hoài niệm chiều mưa (Nxb. Thanh Niên); Hạt thóc và hoa dại (tập thơ, in chung cùng Uông Ngọc Dậu); Lục bát phượng yêu (tập thơ, in chung cùng Phạm Doanh); Và nỗi nhớ đã bắt đầu với gió (tập thơ, Nxb. Văn nghệ TP HCM, 2004); Vỡ ra từ mưa ấm (trường ca, Nxb. Văn nghệ TP HCM, 2005), Lê Vĩnh Tài & Liên tưởng (tập thơ, Nxb. Văn nghệ TP HCM, 2006). Lê Vĩnh Tài thường có sáng tác đăng trên các tạp chí văn nghệ Tiền Vệ (www.tienve.org) và Da Màu (www.damau.org), Sông Cửu Long (www.vangnhesongcuulong.org)...

Jonathan Littell

Jonathan Littell Jonathan Littell (1967) sinh ra trong một gia đình Do Thái gốc Đông Âu, là con trai nhà văn và nhà báo Mĩ có tên tuổi Robert Littell. Ông tốt nghiệp phổ thông trung học tại Pháp, học đại học tại Yale, làm việc cho một số tổ chức từ thiện quốc tế tại Bosnia, Chechnya, Ruanda..., hiện sống với vợ và hai con tại Barcelona.

Tác phẩm: Bad Voltage: A Fantasy in 4/4, Signet, 1989 (nguyên bản tiếng Anh); Les Bienveillantes, Gallimard 2006 (nguyên bản tiếng Pháp)

Ly Hoàng Ly

Ly Hoang Ly Ly Hoàng Ly  sinh năm 1975 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật tại TP. HCM.

Tác phẩm: Cỏ trắng (tập thơ, 1999) và nhiều triển lãm nghệ thuật trình diễn và sắp đặt trong nước và quốc tế.

Lý Nhuệ

Lý Nhuệ Lý Nhuệ (sinh 1950 tại Bắc Kinh), từng xuất bản bốn tiểu thuyết, ba tập tiểu luận và bốn tập truyện ngắn. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Lý Nhuệ từng đoạt giải thưởng China Times Literary Prize cho tập truyện ngắn Đất dày.

Lynh Bacardi

Lynh Bacardi Lynh Bacardi tên thật là Phạm Thị Thuỳ Linh, sinh ngày 03-04-1981, hiện sống tại Sài Gòn.

Tác phẩm: Ðăng ở những website và các tạp chí như: Tiền Vệ, Tạp chí Thơ, Văn, Văn học Nghệ thuật liên mạng, Hợp Lưu và một số báo giấy trong nước.
Góp mặt trong tập thơ Khoan cắt bê tông, Nhà xuất bản Giấy Vụn, in photocopy, 2005 và tập thơ Dự báo phi thời tiết của 5 tác giả nữ (nhóm Ngựa Trời), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, bị đình chỉ phát hành.

M

Mai Kim Ngọc

Mai Kim Ngoc Mai Kim Ngọc gốc Nam Định, tên thật là Vũ Đình Minh, học trung học phần đầu tại khu IV và phần cuối tại Quốc học Huế. Ông học y tại Sài Gòn, sau 2 năm quân dịch trong ngành y tế sang Mỹ học hậu đại học tại Georgetown University, rồi dạy và khảo cứu y khoa tại University of California cho đến khi về hưu mới đây. Về y học ông có khoảng 100 báo cáo đăng tải trên các nguyệt san nghề nghiệp như (Amer. J. Respiratory Disease, European J. of Applied Physiology, Chinese J. of Medicine,…). Về văn học, ông là tác giả của những tác phẩm: Một chút riêng tư, Thuyền nhân, Bạn văn, Muôn kiếp cô liêu, Nụ tầm xuân, Trong phòng hồi sinh, Nước mắt chảy xuôi... và dịch Lỗ Tấn và Kawabata từ bản Pháp văn và Anh văn, Gide từ nguyên bản, Pablo Néruda từ nguyên bản, Raymond Carver và O. Butler từ nguyên bản, Coetzee từ nguyên bản, Harold Pinter từ nguyên bản…

Minh Đăng Khánh

Minh Đăng Khánh sinh năm 1941; đã có gần 100 đầu sách dịch và biên soạn từ tiếng Nga, Pháp và Tây Ban Nha, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm dành cho thiếu nhi Ông già Khốt-ta-bít; hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thomas More

Thomas More Thomas More sinh năm 1478 tại London, thiếu thời làm gia nhân trong nhà đức Tổng Giám mục Morton, người đã nhận thấy những tư chất đặc biệt của More và gửi anh vào đại học Oxford. Nhờ thành tích học tập rất xuất sắc, More được cử vào Luật sư Đoàn của kinh thành London ngay sau khi tốt nghiệp, nhanh chóng trở thành một luật sư danh tiếng, được bầu vào Hạ Viện, và kiêm chức Phó Giám Quản kinh thành London. Trong một chuyến công du sang xứ Flanders, ông bắt đầu viết Utopia và hoàn thành cuốn sách này vào năm 1516. Hai năm sau, ông được đề cử làm trưởng quan cơ mật của vua Henry VIII, và năm 1525 thì được bầu làm Thượng thư Hạ viện, rồi lên Thượng thư Thượng viện, trở thành người bình dân đầu tiên trong lịch sử nước Anh được cử vào chức vụ này. Vì phản đối những đề nghị chi tiêu hoang phí của nhà vua, không chịu công nhận ngai vàng cao hơn Giáo hội, và đặc biệt là không chấp nhận vụ ly hôn của vua Henry VIII với công chúa Catherine của công quốc Aragon, More treo ấn từ quan vào năm 1532, nhưng bị nhà vua buộc tội phản quốc và tống vào ngục tối. Ông bị xử trảm tại bãi hành hình của kinh thành London ngày 6 tháng 7 năm 1535. Lời cuối cùng của ông ở trên đoạn đầu đài là “Ta tận tuỵ với ngai vàng, nhưng tận trung trước hết với Thượng đế.” Bốn trăm năm sau, ông được Giáo hội Cơ đốc phong thánh, và trở thành một trong những vị thánh tử vì đạo danh tiếng nhất thế giới.

Tác phẩm: Ngoài Utopia, Thomas More còn viết Cuộc đời của John Picus - Tử tước xứ Mirandula, Lịch sử vua Richard III, và Đối thoại giữa Sung sướng và Khổ đau [8] .

N

Ngô Phan Lưu

No Phan Luu Ngô Phan Lưu ssinh năm 1946. Quê Phú Yên. Đang là sinh viên khoa Triết, Đại học Văn khoa Sài Gòn thì Ngô Phan Lưu bị động viên đi trừ bị Thủ Đức. Sau năm 1975, ông sống bằng nghề làm ruộng và nhiếp ảnh ở Phú Yên. Bắt đầu viết văn từ năm 1995.

Tác phẩm: Bếp lửa chiều đông (tập thơ, 1997), Người không giăng câu Kiều (tập truyện, 2004)

Giải thưởng: Giải Nhất truyện ngắn báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam với hai tác phẩm Buổi sáng biến mấtCơm chiều.

Nguyễn Bình Phương

Nguyen Binh Phuong Nguyễn Bình Phương sinh năm 1965 tại Thái Nguyên. Học trường cấp ba Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên. Đi bộ đội từ 1985 đến 1989. Tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khoá 4 năm 1991. Từng công tác tại Đoàn Kịch Quân đội và Nhà xuất bản Quân đội. Hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Tác phẩm: Những đứa trẻ chết già (tiểu thuyết, 1994), Người đi vắng (tiểu thuyết, 1999), Trí nhớ suy tàn (tiểu thuyết, 2001), Thoạt kỳ thuỷ (tiểu thuyết, 2004), Xa thân (tập thơ), Từ chết sang trời biếc (tập thơ), Thơ Nguyễn Bình Phương (tuyển thơ, 2004).

Nguyễn Chí Hoan

Nguyen Chi Hoan Nguyễn Chí Hoan sinh năm 1960 ở Hà Nội. Học phổ thông ở Hà Nội. Năm 1978 thi đỗ vào khoa Sử của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng không theo học khoa này mà học một khóa bồi dưỡng về báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương. Từ 1994 đến 1998 học tiếng Anh hệ tại chức tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Từ 10.1978 làm phóng viên cho báo Chính Nghĩa (từ 1983 báo Chính Nghĩa đổi tên thành báo Người công giáo Việt Nam). Từ 4.1981 đến 6.1985 đi nghĩa vụ quân sự ở Cao Bằng. Từ 6.1985 đến nay làm phóng viên và biên tập viên thời sự cho báo Người công giáo Việt Nam.

Tác phẩm: Đã in ba tập thơ: Một, Ha, Ba, Nxb Văn học 1994, Nhật kí và bài tập, Nxb Văn học 1995, Gửi một mùa cổ điển, Nxb Văn học 1997. Từ 7.2004 viết nhiều bài phê bình văn học cho tạp chí Người Hà Nội.

Dịch thuật: Những con đường tâm linh phương Đông (dịch phần Trung Hoa, Nhật Bản), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999

Nguyễn Danh Bằng

Nguyen Danh Bang Nguyễn Danh Bằng sinh năm 1967 tại Gia Định, Sài Gòn. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật 1991. Sang Mỹ 1992. Tốt nghiệp cử nhân ngành Computer & Video Imaging 1999 tại Cogswell Polytechnical Art School. Hiện làm web designer tại San Francisco.

Tác phẩm Tập truyện ngắn Phòng lạ, Nxb Đà Nẵng, 2005.

Nguyễn Ðăng Thường

Nguyen Dang Thuong Nguyễn Ðăng Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) vì thân phụ chống Pháp tranh cãi với Phạm Quỳnh ở Hà Nội nên bị thuyên chuyển. Tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Sài Gòn khóa thứ nhất (1961) ban Pháp văn. Chọn nghề giáo vì khóa học ngắn (3 năm) và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra trường được bổ về Chu Văn An (hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không dạy trường tư. Như vậy có thể coi như đã làm nghề "gõ đầu trẻ" nhiều hơn là "bán cháo phổi".

Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng sau khi mãn lính chín tuần (1969) đã được anh Hoàng Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài “Nhật ký tập thể” đăng trên số thứ ba của tờ Trình Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục đóng góp cho Trình Bày cho tới khi rời Việt Nam sang Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture, Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên các trang báo mạng. Lao động trí thức khá nhiều nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà thơ.

Tác phẩm Nguyễn Ðăng Thường, Thơ (Thơ & Thơ dịch, Trình Bày 1971). Dịch phẩm: Pablo Neruda, Hai mươi bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng (Trình Bày, 1989); Blaise Cendrars, Văn xuôi của chuyến xe lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France (sau đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Trình Bày, 1989); Jacques Prévert, Thơ (dịch tập thơ Paroles chung với Diễm Châu, Trình Bày, 1993); Samuel Beckett, Tưởng tượng đã chết hãy tưởng tượng (Trình Bày 1996), Linda Lê, Tiếng nói (nxb Văn, 2003). Và nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet... và thơ truyện Nguyễn Ðăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính theo dạng thủ công nghệ.

Nguyễn Ðình Chính

Nguyen Dinh Chinh Nguyễn Đình Chính sinh ngày 28.10.1946 tại số nhà 14 Nguyễn Thái Học (nhà bác sĩ Chính), Hà Nội. Ông là con trai thứ hai trong số ba người con của nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2004) và bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga (1926-1951). Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), Nguyễn Đình Chính (lúc ấy chưa tới 2 tháng tuổi) và anh trai (2 tuổi) được mẹ bồng đi di tản lên Việt Bắc. Năm 1951, bà Nguyệt Nga mất vì trọng bệnh tại khu di tản, Nguyễn Đình Chính sống với bà ngoại. Năm 1955, Nguyễn Đình Chính về Hà Nội và học hết phổ thông. Năm 1965, đi bộ đội. Năm 1976, xuất ngũ, thương binh 2/4. Nguyễn Đình Chính từng công tác nhiều năm trong các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và báo chí. Hiện ông sống ở Hà Nội.

Tác phẩm Xưởng máy nhỏ của tôi (tiểu thuyết đầu tay, 1976); Nhớ để mà quên (tiểu thuyết, viết năm 1981 nhưng đến 1998 mới được in, đã được dịch ra tiếng Pháp); Con phù du cánh mỏng (tiểu thuyết, 1986); Đêm thánh nhân (tiểu thuyết tâm đắc nhất, dài hơn 1000 trang, viết năm 1990-1992, in tập I năm 1998, dự định sẽ in tập II vào năm 2000, nhưng không được cấp giấy phép. Tháng 10.2006, Nxb. Văn Học in trọn vẹn cả hai tập dưới tựa đề mới là Ngày hoàng đạo.) Kịch bản điện ảnh (đã dựng phim): Rừng lạnh, Bãi biển đời người, Hồi chuông màu da cam, Người trên mặt sôngHòn đảo chìm xuống (không được duyệt). Duyên nợ trần gian (kịch bản sân khấu, giải thưởng Liên hoan sân khấu ở Hàn Quốc 2002) và khoảng 15 vở kịch khác, trong đó 5 vở đã được dựng và diễn trên các sân khấu Hà Nội.

Nguyễn Đức Tùng

Nguyễn Đức Tùng Nguyễn Đức Tùng sinh tại Quảng Trị. Thuyền nhân. Bác sĩ y khoa, Đại học Mac Master, thường trú các bệnh viện Toronto, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ giáo dục, Đại học UBC, Vancouver. Làm việc tại một bệnh viện ở Vancouver, Canada.

Tác phẩm Thơ, tiểu luận, phỏng vấn, đăng trên các tạp chí Việt, Hợp Lưu, Làng Văn, Thơ, Chủ Đề, các báo liên mạng như văn học nghệ thuật, tiền vệ, talawas, da màu. In thơ trong tuyển tập 26 nhà thơ Việt Nam đương đại, NXB Tân Văn, 2004, và có jì dùng jì, NXB Giấy vụn, Sài Gòn, 2007. Tập sách phê bình Với Du Tử Lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn, NXB Tự Lực, Cali, 2007.

Chi tiết về tác giả, xin xem tại blog của Nguyễn Đức Tùng: http://nguyenductung.vnweblogs.com/album/2900/3206

Các bài liên quan

Nguyễn Huy Thiệp

Nguyen Huy Thiep Nguyễn Huy Thiệp (1950) được coi là một trong những nhà văn Việt Nam đương đại quan trọng nhất, với những truyện ngắn đã trở thành kinh điển trong văn học Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, làm nên một phong cách không thể trộn lẫn. Những năm gần đây, ông liên tục gây dư luận và gây tranh cãi trong những thể loại khác, như qua loạt tiểu luận “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” (2004), “Thời của tiểu thuyết” (2003), tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu (2003), vở kịch Mổ nhà văn (2004, bút danh Thích Thiện Ngân) và gần đây nhất là tiểu thuyết chương hồi Võ lâm ngoại sử (2005, bút danh Tiểu Ngọc).

Nguyễn Huy Thiệp là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sống tại Hà Nội với vợ và hai con trai.

Website Nguyễn Huy Thiệp: http://nguyenhuythiep.free.fr/

Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nguyen Huu Hong Minh Nguyễn Hữu Hồng Minh sinh năm 1972. Anh là một trong những tác giả thường được nhắc tới trong các cuộc tranh luận về thơ trẻ Việt Nam những năm 1999-2004. Hiện Nguyễn Hữu Hồng Minh là nhà báo ở TP HCM. Chi tiết về tác giả, tác phẩm và các bài viết liên quan, xin xem tại blog cá nhân của Nguyễn Hữu Hồng Minh.

Tác phẩm Giọng nói mơ hồ, tập thơ, Nxb. Trẻ 1999; Chất trụ và những bài thơ khác, tập thơ, Nxb. Thuận Hoá, Huế 2002; Tháo đáy, tập truyện, Nxb. Thanh Niên 2000; Lỗ thủng lịch sử, Tiền Vệ 2005; Bất động (tiểu thuyết, đang giới thiệu thành nhiều kì trên blog cá nhân).

Nguyễn Lương Ngọc

Nguyen Lung Ngoc Nguyễn Lương Ngọc sinh năm 1958 tại Sơn Tây. Thân phụ ông là nhà viết kịch Nguyễn Khắc Dực (thành viên phong trào Nhân văn-Giai phẩm), thuộc dòng tộc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Từ 1975 đến 1980, Nguyễn Lương Ngọc học Đại học Cơ điện ở Hà Nội. Năm 1981, ông đi bộ đội. Năm 1983, lên Hoà Bình, làm ở Công ty Công trình ngầm, Nhà máy Thuỷ điện Sông Đà.

Năm 1989, Nguyễn Lương Ngọc về Hà Nội, học khoá IV Trường Viết văn Nguyễn Du (đỗ thủ khoa đầu vào). Năm 1996, ông bị tai nạn xe máy, nằm liệt giường đến năm 2001 thì mất.

Tác phẩm Nguyễn Lương Ngọc bắt đầu viết thơ từ thời sinh viên. Khi còn sống, ông đã xuất bản 3 tập thơ: Từ nước (1990), Ngày sinh lại (1991) và Lời trong lời (1994). Thời gian đầu lâm bệnh, ông vẫn sáng tác (đọc cho vợ chép). Những tác phẩm cuối đời được lưu lại trong sổ tay của vợ ông.

Các bài liên quan

Nguyễn Nguyên Phước

Nguyen Nguyen Phuoc Nguyễn Nguyên Phước sinh năm 1976 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học (chuyên ngành Điện tử-Viễn thông) và Cao học (chuyên ngành Khoa học Vật liệu) tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Vật liệu, Học viện Công nghệ Toyota (Toyota Technological Institute), Nagoya, Nhật Bản. Hiện sống và làm việc tại Nhật Bản.




Nguyễn Quang Lập

Nguyen Quang Lap Nguyễn Quang Lập sinh ngày 30.4.1956 tại Quảng Trạch, Quảng Bình. Tốt nghiệp Ðại học Bách khoa Hà Nội. Ngoại ngữ: tiếng Nga hạng trung nhưng quên sạch, tiếng Anh hạng bét nhưng đang học. Hiện là biên tập viên Nhà xuất bản Kim Đồng, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sống tại Hà Nội.

Tác phẩm Văn học: Một giờ trước lúc rạng ráng (Tập truyện ngắn, 1987), Tiếng gọi phía mặt trời lặn (Tập truyện ngắn, 1988) Những mảnh đời đen trắng (Tiểu thuyết, 1989)

Sân khấu: Mùa hạ cay đắng (Kịch, 1987) Trên mảnh đất người đời (Kịch, 1988), Sự tích nước mắt (Kịch, 1989), Những linh hồn sống (Kịch, 1992), Sám hối (Kịch, 1996), Ðiện thoại di động (Kịch, 2005)

Điện ảnh: Gió qua vùng sáng tối (Kịch bản phim truyền hình nhiều tập, viết chung, 1998), Cảnh sát hình sự (Kịch bản phim truyền hình nhiều tập, viết chung, 1995), Ðời cát (Kịch bản phim truyện, 1999), Thung lũng hoang vắng (Kịch bản phim truyện, 2002) và rất nhiều kịch bản phim truyền hình khác.

Kịch bản phim truyện chưa được dựng: Đảo của dân ngụ cư (2003), Không có Eva (2003), Lý Thường Kiệt (2004), Chuyện ở phố Hàng Thùng (2005)

Giải thưởng chính: Giải truyện ngắn báo Văn nghệ (1985), Giải thơ của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1987) Giải kịch bản sân khấu của Bộ Quốc phòng (1989), Giải kịch bản sân khấu của Hội Sân khấu (1992), Giải biên kịch xuất sắc Liên hoan phim Bông Sen Vàng lần thứ 14 (2002), Giải kịch bản phim truyện lịch sử kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2004)

Tác phẩm đã được dịch ra tiếng nước ngoài: Tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng (Fragments de vie en noir et blanc, Philippe Picquier, 1998), và trong các tuyển tập văn học Việt Nam: The Other Side of Heaven: Post-War Fiction by Vietnamese and American Writers (Wayne Karlin, Lê Minh Khuê và Trương Vũ chủ biên, Curbstone Press, 1995), Love after War: Contemporary Fiction from Vietnam (Wayne Karlin và Hồ Anh Thái chủ biên, Curbstone Press, 2003)



Cùng một tác giả

Nguyễn Quí Đức

Nguyen Qui Duc Nguyễn Quí Đức sinh tại Đà Lạt, tốt nghiệp đại học ngành truyền thông tại San Francisco. Sau thời gian dạy học tại Indonesia vào đầu thập niên 1980, anh làm việc 2 năm cho Vụ Viễn đông của đài BBC tại London, rồi về Mỹ sinh hoạt trong ngành truyền thông, cộng tác với đài phát thanh công cộng KALW và viết bài cho các báo San Francisco Examiner, Asian Wall Street Journal Weekly, Los Angeles Times, San Jose Mercury News, v.v… Anh cũng làm xã luận viên cho hệ thống phát thanh toàn quốc National Public Radio (NPR), được giải xuất sắc của Hiệp hội Báo chí Hải ngoại tại Hoa Kỳ (Overseas Press Club of America) sau khi về Việt Nam thực hiện các bài phóng sự năm 1989. Sau một thời gian cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông phục vụ cho người Việt và các cộng đồng thiểu số tại New York, Texas và California, anh về San Francisco làm chủ biên và người dẫn tin trong chương trình Pacific Time, một chương trình phát thanh toàn Hoa Kỳ chuyên về Á châu. Năm 2001 anh được cơ quan truyền thông “A Media” chọn vào danh sách “25 Người Mỹ gốc Á đáng chú ý nhất”.

Nguyễn Quí Đức là tác giả cuốn hồi ký Where the Ashes Are (Addison-Wesley, 1994), ̣đồng chủ biên hai tuyển tập Vietnam: A Travelers’ Literary Companion (Whereabouts Press) và Once Upon A Dream (Andrew & McMeel). Anh là dịch giả cuốn Behind the Red Mist ̣(Hồ Anh Thái) và The Time Tree (Hữu Thỉnh), giải chung kết Dịch thuật năm 2003 của Hiệp hội Phê bình Văn học tiểu bang California. Các truyện và thơ anh dịch của nhiều nhà văn, thơ trong và ngoài nước như Phùng Nguyễn, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Bá Trạc, Mai Kim Ngọc, Trịnh Công Sơn, v.v… được đăng tải trên nhiều tạp chí và tuyển tập văn nghệ như Zyzzyva, Manoa Journal, Watermark, v.v… Các sáng tác của anh đã được đăng tải trên Hợp Lưu, Văn, Văn Học, Under Western Eyes, Vestiges of War, Manoa Journal, Salamander… Đầu thập niên 1990 anh là sáng lập viên nhóm văn bút Ink & Blood, khuyến khích đối thoại trong và ngoài nước giữa các văn nghệ sĩ nhiều thế hệ, tổ chức nhiều buổi nói chuyện, trưng bày tranh, chiếu phim, giới thiệu sách và tác phẩm, và dựng vở kịch A Soldier Named Tony, soạn theo truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Năm 1995, anh được mời làm nghệ sĩ thường trú tại Trung tâm Nghệ thuật Villa Montalvo. Gần đây nhất, năm 2005, phóng sự truyền hình China: Shanghai Nights của anh, thực hiện cho FrontlineWorld/ thuộc hệ thống truyền thông Public Broadcasting Service (PBS), được chung giải Edward R. Murrow Award for Best TV Interpretation or Documentary on International Affairs cũng của Hiệp hội Báo chí Hải ngoại tại Hoa Kỳ, và anh được tặng giải chuyên nghiệp của phân khoa xã hội học trường đại học UC Berkeley và Quỹ Alexander Gerbode Foundation.

Nguyễn Quốc Chánh

Nguyen Quoc Chanh Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 tại Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn.

Tác phẩm: Đêm mặt trời mọc (1990, Nxb Trẻ), Khí hậu đồ vật (1997, Nxb Trẻ), Của căn cước ẩn dụ (2001, talawas) và Ê, tao đây (2005, tự xuất bản). Một số bài được Đinh Linh, Mộng Lan dịch ra tiếng Anh, in trên các tập san The Literary Review, Filling Station Review, New American Writing, tuyển tập thơ Three Vietnamese Poets (Honolulu, Hawaii/ Tinfish Press, 2001) và website Vietnamlit.org; Đoàn Cầm Thi dịch ra tiếng Pháp, đăng trên website Remue.net; Hồ Phạm Huy Đôn, Phạm Thị Hoài và Michael Sollorz dịch ra tiếng Đức cho buổi đọc thơ của Nguyễn Quốc Chánh và Đinh Linh trong Liên hoan nghệ thuật Đông Nam Á tại Nhà Văn hoá Thế giới, Berlin, 01.10.2005

Tác phẩm đã được dịch ra tiếng nước ngoài: Tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng (Fragments de vie en noir et blanc, Philippe Picquier, 1998), và trong các tuyển tập văn học Việt Nam: The Other Side of Heaven: Post-War Fiction by Vietnamese and American Writers (Wayne Karlin, Lê Minh Khuê và Trương Vũ chủ biên, Curbstone Press, 1995), Love after War: Contemporary Fiction from Vietnam (Wayne Karlin và Hồ Anh Thái chủ biên, Curbstone Press, 2003)

Những bài thơ được dịch ra tiếng Anh

Những bài thơ được dịch ra tiếng Pháp

Nguyễn Tất Nhiên

Nguyen Tat Nhien Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30.5.1952 tại Biên Hòa. Ông làm thơ rất sớm. Đầu thập niên 70 ở miền Nam, phong trào thơ phổ nhạc lên cao, thơ Nguyễn Tất Nhiên được công chúng rộng rãi biết đến và được ưa chuộng ở vị trí đầu bảng. Ca từ của ông (do Phạm Duy, Anh Bằng, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc) đi vào thành ngữ dân gian. Thơ ông thành hiện tượng quần chúng, với vô số bàn tán bên lề. Hơn ba mươi năm sau, những cụm từ, câu thơ của Nguyễn Tất Nhiên vẫn vương vấn những trang chat sinh viên, học trò ngày nay.

Nguyễn Tất Nhiên vượt biên năm 1978, định cư ở Pháp, sau sang Mỹ. Ông tiếp tục sáng tác với một giọng trầm ngâm, buồn, cho tới khi tự sát ngày 3.8.1992 tại California.

Tác phẩm: Nàng thơ trong mắt (Thơ, Sài Gòn 1966, cùng với Đinh Thiên Phương); Dấu mưa qua đất (Thơ, Sài Gòn 1968, cùng với Bút đoàn Tiếng Tâm Tình); Thiên tai (Thơ, Sài Gòn 1970), Thơ Nguyễn Tất Nhiên (Tuyển thơ 1969-1980, Nxb. Nam Á, Paris); Những năm tình lận đận (Tập nhạc 1977-1984, Nxb. Tiếng Hoài Nam); Chuông mơ (Tuyển thơ 1972-1987, Nxb. Văn Nghệ, California). Nguyễn Tất Nhiên còn một số bản thảo thơ và truyện ngắn chưa xuất bản.

Một số bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Tất Nhiên:

Một số ca khúc Phạm Duy phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên:

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Nguyen Trong Tao Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982. Hiện sống ở Hà Nội.

Tác phẩm: Thơ: Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet. Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô. Văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động.

Giải thưởng: Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2004 cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài.

Nguyễn Thuý Hằng

Nguyen Thuy Hang Nguyễn Thuý Hằng sinh năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật 2002. Từ 2003 đến 2005, du học tại San Francisco. Trong thời gian ở Mỹ, Nguyễn Thuý Hằng có làm một số triển lãm sắp đặt tại studio riêng tại Berkeley.

Tác phẩm: Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý (bộ tác phẩm gồm 3 tập: I - Cửa sổ đập; II - Cá thể ướt kì lạ; III - Do đó, nó lại đến), Nxb Trẻ và Nhà sách Kiến thức, Hà Nội, 2006.

Nguyễn Viện

Nguyen Danh Bang Nguyễn Viện sinh năm 1949 tại Hải Dương. Hiện sống và viết tại Sài Gòn.

Tác phẩm Đã xuất bản: Trinh nữ (tập truyện ngắn). NXB Ðồng Nai 1995; Bố mẹ và con và... (tạp văn). NXB Trẻ 1997; Hạt cát mang bóng đêm (tiểu thuyết). NXB Trẻ 1998; Rồng và rắn (bốn tiểu thuyết). Tổ hợp xuất bản Miền Ðông Hoa Kỳ 2002; Thời của những tiên tri giả (tiểu thuyết). NXB Công an Nhân dân 2003. (Sách bị thu hồi sau 2 tuần phát hành); Chữ dưới chân tường (tập truyện). NXB Văn Mới, Hoa Kỳ 2004. 26 lần tờ bờ lờ (tiểu thuyết). Cửa xuất bản, Việt Nam 2008; Cơn bấn loạn bằng phẳng (tiểu thuyết). Cửa xuất bản, Việt Nam 2008; Em có gì bí mật, hãy mail cho anh (tiểu thuyết mở). Cửa xuất bản, Việt Nam 2008.

Chưa xuất bản: Dọc đường muộn (những truyện ngắn viết trước 1999); Lao về phía bão 32 nhịp (thơ, 2001); Mật ngôn viết trên da người (thơ, 2002, đã công bố trên tienve.org); Đi tới cuối đường, rồi... (truyện vừa, 2007); Kịch và một số truyện ngắn khác.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Nguyen Vinh Nguyen Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979 tại Ninh Thuận, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Đà Lạt, hiện là nhà báo ở TPHCM.

Tác phẩm Nguyễn Vĩnh Nguyên có nhiều thơ và truyện ngắn đăng trên các báo, tạp chí giấy và điện tử. Anh có hai tập truyện ngắn đã xuất bản: Năm mười mười lăm hai mươi (Nxb. Hội Nhà văn 2005) và Khu vườn lưu lạc (Nxb. Văn nghệ 2007).

Nguyễn Xuân Khánh

Nguyen Xuan Khanh Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ông đỗ tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non vào năm 1973. Hiện ông sống ở Hà Nội.

Tác phẩm Rừng sâu (tập truyện ngắn, Nxb. Văn học, H., 1962), Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb. Đà Nẵng, 1990), Trư cuồng (tiểu thuyết, talawas, 2005), Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2000, 2001, 2002, nối bản và tái bản 15 lần), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002), (Mưa quê, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2003). Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2006).

Sách biên khảo: George Sand – nhà văn của tình yêu (Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1994)

Dịch thuật: Những quả vàng (tiểu thuyết của Nathalie Sarraute, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1996),
Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (tiểu thuyết của Taha Ben Jelloun, Trung tâm Văn hoá-Văn minh Pháp và nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1998),
Bảy ngày trên khinh khí cầu (Jules Verne, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1998),
Hoàng hậu Sicile (tiểu thuyết của Pamela Schoenewaldt, Nxb.Kim Đồng, Hà Nội, 1999),
Tâm lý học đám đông (tiểu luận của Gustave le Bon, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006)

Như Huy

Nhu Huy Như Huy (tức Nguyễn Như Huy) sinh năm 1971 ở Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP HCM năm 1997. Với tư cách nghệ sĩ thị giác, Như Huy đã có nhiều triển lãm cá nhân và triển lãm nhóm trong vài ngoài nước. Anh là người đồng sáng lập và biên tập viên của website: www.vnvisualart.com và là tác giả của nhiều bài viết và dịch thuật về các vấn đề của nghệ thuật mới, nghệ thuật đương đại... trên các báo Tia Sáng, Mỹ Thuật, Thể thao & Văn hóa, Lao Động và trên các website: talawas, Tiền Vệ. Ngoài ra, Như Huy còn là một nhạc sĩ.

Quý vị có thể tìm thêm thông tin về Như Huy tại trang web của anh: www.nhuhuy.com

Phạm Tú Châu

Phạm Tú Châu (sinh 1935), Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, từng là nghiên cứu viên của Viện Văn học, tặng thưởng của Hội Nhà văn năm 1998 cho bản dịch Gót sen ba tấc (Phùng Ký Tài), dịch nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc: Tiễn đăng tân thoại, Tuyết Sơn phi hồ, Chuồng bò trong tháng mù sương...

Phan An

Phan An Phan An (còn có bút danh khác là Phan An Tuân) tên thật là Phạm Trí Hùng, sinh năm 1970 tại Hà Nội. Tiến sĩ Luật. Nhiều năm sống ở Moldova và Nga. Đã và đang làm rất nhiều nghề khác nhau. Hiện sống tại Hà Nội.

Tác phẩm Truyện ngắn “Một ba ba xin nghe” của Phan An đã in trong Tuyển tập truyện ngắn hay 1997 của báo Văn nghệ Trẻ.

Phan Bá Thọ

Phan Ba Tho Phan Bá Thọ sinh năm 1972 tại Đà Nẵng. Từ 1992 đến 1998 học Lịch sử tại Đại học Tổng hợp và Thương mại tại đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp năm 2005. Hiện sống tại TP HCM.

Tác phẩm
Chuyển động thẳng đứng, tập thơ, tự xuất bản photocopy, 2001,
Đống rác vô tận, tập thơ, tự xuất bản photocopy, 2004

Phan Đăng Di

PhanDang Di Phan Đăng Di (1976) tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 2000. 8/2001-5/2007 là chuyên viên phòng Nghệ thuật Cục Điện ảnh Việt Nam. Hiện giảng dạy môn Biên kịch Điện ảnh tại Dự án Đào tạo Điện ảnh Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội và là một người làm phim tự do.

Tác phẩm
Sen (26 phút - Digital), phim ngắn, 2005, Giải thưởng Liên hoan phim ngắn toàn quốc 2005 (biên kịch và đạo diễn: Phan Đăng Di); Khi tôi 20 (20 phút - 35mm), phim ngắn, 2006 (biên kịch Phan Đăng Di, Phan Thị Vàng Anh, đạo diễn Phan Đăng Di). Đang thực hiện: Bi ơi đừng sợ (phim truyện dài), biên kịch và đạo diễn: Phan Đăng Di.

Phan Nhiên Hạo

Phan Nhien Hao Phan Nhiên Hạo sinh 1967 tại Kontum, Việt Nam, sống ở Hoa Kỳ từ 1991. Học xong khoa Văn Đại học Sư phạm, TP HCM, 1989. Cử nhân văn chương Anh-Mỹ (1998) và cao học thư viện-thông tin (2000) tại University of California, Los Angeles (UCLA). Hiện làm việc trong một thư viện đại học ở Illinois và theo học cao học nhân chủng học văn hoá.

Tác phẩm Night, Fish, and Charlie Parker. Tuyển tập thơ song ngữ, Đinh Linh dịch. Dorset: Tupelo Press, 2006; Chế tạo thơ ca 99-04. Thơ. San Jose: NXB Văn, 2004; Thiên đường chuông giấy. Thơ. Garden Grove: NXB Tân Thư, 1998.

Một số thơ dịch ra tiếng Anh in trên các tạp chí Xconnet, Cutbank, MANOA, Filling Station, The Literary Review…, các tuyển tập: Of Vietnam Indentities in Dialogue, Three Vietnamese Poets.

Website http://www.haophan.net

Phan Thị Vàng Anh

Phan Thi Vang Anh Phan Thị Vàng Anh sinh năm 1968 ở Hà Nội. Quê Quảng Trị. Từ 1976, vào Sài Gòn sống cùng gia đình. Tốt nghiệp Đại học Y khoa TP HCM 1993. Hiện sống thay đổi giữa Hà Nội và Sài Gòn.

Tác phẩm: Khi người ta trẻ (tập truyện, Nxb Hội Nhà văn 1993), Ở nhà (truyện thiếu nhi, Nxb Trẻ 1994), Hội chợ (tập truyện, Nxb Trẻ 1995), Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - Nguyễn Trọng Nghĩa (tập truyện, Nxb Công an nhân dân), Nhân trường hợp chị Thỏ Bông (tạp văn, Nxb Hội Nhà văn), Gửi VB (tập thơ, Nxb Hội nhà văn & Công ty Nhã Nam)

Giải thưởng: tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1993 cho tập truyện Khi người ta trẻ. Giải nhất Truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới Mới 1995 cho tác phẩm Hoa muộn.

Phùng Thành Chủng

Phùng Thành Chủng sinh năm 1950. Hiện sống bằng nghề viết tự do tại Quốc Oai, Hà Tây.

Tác phẩm: Hai đầu thương nhớ (tập thơ, Nxb. Thanh Niên 1991), Những ngụ ngôn mới (tập truyện, Nxb. Văn hóa dân tộc 1998), Vọng núi (tập truyện, Nxb. Hội Nhà văn 1999).

Pramoedya Ananta Toer

Pramoedya Ananta Toer Pramoedya Ananta Toer (1964), sinh năm 1925 tại Blora, Đông Java. Ông viết rất nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, báo chí. Không phải là thành viên của Đảng cộng sản Indonesia nhưng là thành viên danh dự và người phát ngôn không chính thức của tổ chức Lekra (Lembaga Kebudayaan Rakyat, hay Hội Văn hoá quần chúng), tổ chức quần chúng của đảng này. Năm 1965 khi đảng này bị đàn áp, ông bị bắt và bị đày ở đảo Buru. Năm 1979, ông được thả về sống ở Jakarta. Ông được nhận rất nhiều giải thưởng quốc tế có tiếng và đã được đề nghị giải thưởng Nobel văn học nhiều lần kể từ năm 1981. Ông mất tháng 4 năm 2006.

Tác phẩm chính: Chuyện kể từ Blora (1952, đã được dịch ra tiếng Việt năm 1961 ở Miền Bắc), Chuyện kể từ Jakarta (1957), Cô gái miền duyên hải (1965), Độc thoại của người câm (1995), Tứ Tuyệt Buru: bao gồm 4 tiểu thuyết: Đất của loài người (1980), Đứa trẻ đa chủng tộc (1981), Dấu chân (1985), Ngôi nhà kính (1988)

Giải thưởng: 1988: Freedom to Write Award, Văn bút quốc tế, Mỹ, 1995: Stichting Wertheim Award, Hà Lan, 1999: Chancellor’s Distinguished Honor Award, Đại học California, Berkeley, Mỹ


Các bài liên quan
S

José Saramago

José SaramagoJosé Saramago sinh ngày 16.11.1922 tại Azinhaga, Bồ Đào Nha. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Bồ Đào Nha thế kỷ 20. Năm 1998, ông được trao Giải Nobel văn chương.

Bernhard Schlink

Bernhard SchlinkBernhard Schlink sinh năm 1944 ở Bielefeld, Đức. Ông học luật ở Heidelberg và Berlin. Hiện là giáo sư luật tại New York và Berlin. Ông viết nhiều sách giáo khoa và tham luận khoa học về luật, đồng thời giữ ghế thẩm phán tại Toà án Hiến pháp bang Nordrhein-Westfalen của Đức.

Tác phẩm Sau truyện trinh thám đầu tay Selbs Justiz viết cùng Walter Popp được chuyển thể điện ảnh, Bernhard Schlink viết tiếp một loạt truyện tinh thám và đều được giải cao (Die gordische Schleife, Selbs Betrug). Tiểu thuyết Der Vorleser ra đời năm 1995, chiếm ngay vị trí best-seller quốc tế, được dịch ra 38 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng từ Ý, Pháp, Nhật... Cùng với tập truyện Liebesfluchten xuất bản năm 2000, Der Vorleser là minh chứng đậm nét cho ngòi bút tầm cỡ thế giới. Năm 1996, Selbs Mord đặt dấu kết cho bộ ba tác phẩm về thám tử tư Gerhard Selb.

Giải thưởng: Bernhard Schlink đã được nhận nhiều giải thưởng văn học, trong đó có: Giải Glauser cho tiểu thuyết trinh thám Die gordische Schleife (1989), Giải Tiểu thuyết trinh thám Đức cho Selbs Betrug (1993), Giải Ngôi sao của năm (Báo Abendzeitung Munich) cho Der Vorleser (1995), Giải Grinzane Cavour (Italia) cho Der Vorleser (1997), Giải Sự nghiệp văn học của báo Die Welt (1999), Bằng danh dự của Hội Heinrich Heine (Duesseldorf, 2000), Giải thưởng của Nhà thờ Tin Lành cho Der Vorleser (2000), Giải văn hoá đặc biệt của nhật báo Mainichi Shinbun (Nhật Bản) cho best-seller của năm Der Vorleser (2000), Giải German-British-Forum cho sự nghiệp văn học (2002), Huân chương Thập tự CHLB Đức cho Der Vorleser (2003)...

Walter Skrobanek

Walter SkrobanekWalter Skrobanek sinh năm 1941 tại Graz, mất năm 2006 tại Bangkok. Sau khi theo học các ngành chính trị học, xã hội học và lịch sử, ông bảo vệ luận án tiến sĩ và tiến hành nghiên cứu tại Thái Lan. Từ 1973, ông làm việc cho terre des hommes, tổ chức quốc tế cứu trợ trẻ em thành lập từ năm 1960, lúc đầu tại Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là giám đốc văn phòng khu vực Đông Nam Á của terre des hommes tại Bankok. Cuốn nhật ký về thời gian ở Sài Gòn ngay trước và sau ngày 30 tháng Tư lịch sử của ông vừa được xuất bản tại Đức (Nach der Befreiung: Damit ihr wisst, dass das Leben weitergeht. Tagebuch aus Vietnam 1975. Horlemann 2008). Bản dịch đăng trên talawas là một số trích đoạn từ cuốn nhật kí này.

Patrick Süskind

Patrick SueskindPatrick Süskind (1946), nhà văn và nhà soạn kịch Đức

Tác phẩm

  • Kontrabass (kịch, 1981)
  • Das Parfüm (Mùi hương, tiểu thuyết, 1985)
  • Die Taube (Chỉ tại con chim bồ câu, 1987)
  • Die Geschichte von Herrn Sommer (Chuyện ông Sommer, 1991)
  • Rossini - oder die mörderische Frage, wer mit wem schlief(Rossini – hay câu hỏi chết người: Ai đã ngủ với ai, kịch bản điện ảnh, 1997)
T

Tạ Đức An

Tạ Đức An Tạ Đức An sinh ngày 10.9.1984 tại xã Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang. Hiện là sinh viên lớp K9, năm thứ hai, Khoa Sáng tác & Lý luận, Phân ban Văn học, Đại học Văn hoá Hà Nội, đang hoàn thành tác phẩm truyện dài viết cho thiếu nhi mang tên Chảy về sa mạc.

Thái Kim Lan

Thai Kim Lan Thái Kim Lan sinh ở Huế. Năm 1965, bà qua Đức với học bổng của Viện trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) khóa đào tạo giáo sư Đức ngữ của Viện Goethe, tiếp tục học khoa Triết và bảo vệ luận án tiến sĩ triết học tại Đại học Ludwig-Maximilian, München. Từ 30 năm nay, bà là giảng viên về triết học và Phật giáo tại trường Đại học này. Bà là người sáng lập và là Chủ tịch Hội Giao lưu Đức-Việt, có trụ sở tại München.

Tác phẩm: I. Kant, Die restriktive Funktion der Sinnlichkeit in der Kritik der reinen Vernunft (Luận án triết học tại Đại học Ludwig-Maximilian, München); Buddismus und Frieden (trong tuyển tập Die grossen Religionen, Đại học Nürnberg); Tuyển tập văn học Đức-Việt về B. Brecht và Hermann Hesse (tuyển chọn, dịch và giới thiệu); Ngoài ra Thái Kim Lan còn là tác giả của nhiều tiểu luận về triết học, tôn giáo và nhiều bài ký sự, tùy bút…

Giải thưởng 10 bài thơ trong tuyển tập Lạnh hơn xứ mình đã được trao Giải nhất „Người ngoại quốc sáng tác bằng tiếng Đức“ của Viện „Tiếng Đức như là một ngoại ngữ“ (Institut für Deutsch als Fremdsprache), Đại học Ludwig-Maximilian, München, 1980. Hai bài thơ „Begegnung“ và „Zum deutschen Freund“ đã được đăng trong tuyển tập „Als Fremde in Deutschland“ (làm người ngoại quốc ở xứ Đức), chủ biên Irmgard Ackermann, dtv, München 1982.

Thận Nhiên

Thận Nhiên Thận Nhiên tên thật là Tôn Thất Thiện Nhân, sinh năm 1962, tại Long Khánh, Đồng Nai. Nguyên quán Huế. Sang Mỹ năm 1990, ở nhiều nơi, làm nhiều nghề. Từ năm 2003 phần lớn thời gian ở Sài Gòn, kiếm sống bằng việc dịch sách, viết báo. Thường ký bút hiệu: Thận Nhiên, Nam Đan. Cộng tác với các tạp chí và diễn đàn: Hợp Lưu, Việt, Văn, Văn Học, Chủ Đề, Tạp Chí Thơ, talawas, Tiền Vệ, Da Màu, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, Radio VACR, Saigon Citylife, Thể Thao & Văn Hóa…

Tác phẩm: Đã xuất bản: Đa giác (tập thơ), Vực & Gió (tập thơ in chung), 26 Nhà thơ Việt Nam đương đại (tập thơ in chung), Những con mắt cư xá (tạp bút), Cười cho hết hàm răng (tạp bút). Tác phẩm dịch: David Bergen, Ở lưng chừng thời gian (The time in between); Michel Foucault, Triết học nhập môn; John Kotter và Holger Rathgeber, Tảng băng tan (Our Iceberg Is Melting); Bradley S. O’Leary và Edward Lee, Jade (Jade).

Thanh Thảo

Thuong Quan Thanh Thảo , nhà thơ, nhà báo, sinh năm 1946 tại Quảng Ngãi, lớn lên ở Hà Nội, tốt nghiệp khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, hiện sống tại Quảng Ngãi. Trong chiến tranh chống Mỹ, Thanh Thảo là phóng viên chiến trường, chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân của Đài Tiếng nói Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ dài chống chiến tranh “Một người lính nói về thế hệ mình”. Hiện nay ông là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Ngãi.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1978
Giải thưởng của Bộ Quốc phòng 1996
Giải thưởng Nhà nước về văn học năm 2001 (đợt 1)

Tác phẩm: 15 tập thơ (Dấu chân qua trảng cỏ 1978, Khối vuông Rubik 1985, Những ngọn sóng mặt trời 1996, v.v…) và nhiều bài phê bình văn học (đã in trong hai tập sách: Ngón thứ 6 của bàn tayMãi mãi là bí mật)

Thường Quán

Thuong Quan Thường Quán sinh 1956 tại Đà Nẵng, hiện sống tại Melbourne (Úc), thành viên nhóm chủ trương website http://damau.org.

Tác phẩm: Thơ, tiểu luận đăng phần lớn trên các tạp chí văn nghệ ngoài nước như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Tập Họp, Việt, Nhân Văn, Quê Mẹ, Diễn Đàn, Tiền Vệ, talawas, Damau.
Thơ Anh ngữ đăng rải rác ở The Age Saturday, Meanjin, Heat.
Bài mới nhất: "They" (Tuyển tập: Best Australian Poetry 2006, ed. Dorothy Porter)
Tác phẩm đã xuất bản: Ngoài giấc ngủ (Nhà xuất bản Văn Nghệ California, 1990)

Tô Hoài

To Hoai Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957, hiện sống tại Hà Nội. 1945 - 1958 làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. 1957 - 1958 Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1958 - 1980 Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1986 - 1996 Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Hiện sống tại Hà Nội. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 1, 1996).

Tác phẩm: Gần 200 tác phẩm, nổi bật là Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1942); Quê người (tiểu thuyết, 1943); Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954, Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956); Miền Tây (tiểu thuyết, 1960, Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970); Tự truyện (hồi ký, 1965); Quê nhà (tiểu thuyết, 1970, Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992); Chiều chiều (hồi ký, 1997)...

Trần Dần

Tran Dan Trần Dần (23.8.1926-17.01.1997) là gương mặt nổi bật của phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1956) và một trong những tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. Ngoài một số tác phẩm xuất bản trước 1956 (Người người lớp lớp, tiểu thuyết, 1954; "Tiếng trống tương lai", thơ, 1954; "Nhất định thắng", thơ, 1955…) và hai tác phẩm mới in sau này (Cổng tỉnh, tiểu thuyết thơ, 1995 và Mùa sạch, tập thơ, 1998), phần lớn di cảo văn học của ông chưa được chính thức xuất bản.

Trần Đình Hiến

Tran Dinh Hien Trần Đình Hiến Sinh năm 1933 tại Vĩnh Phúc. Trần Đình Hiến từng là giảng viên Đại học Ngoại ngữ trước khi chuyển sang ngành ngoại giao. Là cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ông từng có 10 năm công tác tại Bắc Kinh. Hiện Trần Đình Hiến sống và hoạt động dịch thuật tại Hà Nội.


Các tác phẩm dịch tiêu biểu: Đàn hương hình của Mạc Ngôn (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2003), Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Cây không gió của Lý Nhuệ, Ngân thành cố sự của Lý Nhuệ, Tuyển tập kịch của Lão Xá và Tôtem sói của Khương Nhung.

Trần Hoàng Lan

Trần Hoàng Lan Trợ lý Chương trình Phòng chống ung thư tiểu bang California. Đã từng sống ở Indonesia.

Trần Nguyễn Anh

Tran Nguyen Anh Trần Nguyễn Anh (các bút danh: Tam Lệ, Nguyên Anh) sinh năm 1971; từng theo học ở Đại học Vinh (Nghệ An), Phân viện Báo chí và Truyên truyền Hà Nội và Viện nghiên cứu Văn hoá Việt Nam. Hiện là nhà báo ở Hà Nội và Sài Gòn.

Tác phẩm: Sống với núi lửa (tuyển tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2005), Mặc xanh áo em (thơ, eVăn 2004 - tập thơ này hiện không còn được lưu ở kho dữ liệu của eVăn), Mùa xuân nghiêng (tập bút kí, phóng sự, Nxb. Văn học 2002) và nhiều bài viết và tác phẩm in rải rác trên các tờ báo văn học điện tử và báo giấy.

Trần Quang Quý

Tran Quang Quy Trần Quang Quý sinh năm 1955 tại Phú Thọ, Tốt nghiệp Đại học Văn hoá Hà Nội (Viết văn Nguyễn Du khoá II), Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đã công tác tại báo Nông dân Việt Nam (hiện nay là Nông thôn ngày nay), tạp chí Dân số & Gia đình và báo Gia đình & Xã hội.

Tác phẩm Viết tặng em trong ngôi nhà chật (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1990), Mắt thẳm (thơ, NXB Lao động, 1993), Giấc mơ hình chiếc thớt (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2003), Siêu thị mặt (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2006); Lời sám hối muộn mằn, Chị Châu (phim truyện - đã phát trên VTV3). Các giải thưởng: Giải nhì thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1984, Giải thơ tuần báo Văn nghệ các năm 1990-1991, 1994-1995, Giải ba truyên ngắn báo Người Hà Nội, 1995, Giải thưởng Văn học 2004 cho tập thơ Giấc mơ hình chiếc thớt, Hội Nhà văn Việt Nam.

Trần Tiến Dũng

Tran Tien Dung Trần Tiến Dũng sinh năm 1958 tại Gò Công. Hiện sống và viết tự do tại Sài Gòn.

Tác phẩm Khối động (Thơ, Nxb. Trẻ 1997), Hiện (Thơ, Nxb. Thanh Niên 2000); Bầu trời lông gà lông vịt (Thơ, Tiền Vệ 2002) Hai đóa hoa trên trán cho công dân hạng hai (Thơ, Tiền Vệ 2004). Có thơ in trong các tuyển tập: Thơ tự do, Viết, 26 Nhà thơ đương đại, Tuyển tập Tiền Vệ 2006. Một số bài thơ của Trần Tiến Dũng đã được Đinh Linh dịch ra tiếng Anh, công bố trên: e Book Chester Hill, Australia 2003, Contemporary Voices from the Eastern World: An Anthology of Poem, Norton 2007, và các tạp chí Manoa, Calque.

Trần Trung Chính

Tran Trung Chinh Trần Trung Chính sinh năm 1953 tại Thái Nguyên (quê gốc Nam Định); Từ 1965 đến 1972, học sơ trung mỹ thuật tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội; 1972-1975, đi chiến trường “B” (Khánh Hoà, Quảng Nam, Quảng Ngãi), làm phóng viên cho tờ Khánh Hoà Giải Phóng; 1975-1977, học Đại học Mỹ thuật Gia Định (ngành Điêu khắc); 1977-1980, học Đại học Mỹ thuật Hà Nội; 1980-1986, cán bộ Cục Triển lãm, Bộ Văn hoá-Thông tin; 1986-1989, thực tập sinh ngành Mỹ thuật tại Đại học Budapest, Hungary; 1990-1994, cán bộ Nxb Thế Giới; từ 1994, làm biên tập viên báo Lao Động. Hiện ông phụ trách tuần san Lao Động Cuối Tuần thuộc báo Lao Động, sống tại Hà Nội.

Tác phẩm Một số truyện ngắn đăng trên báo Lao Động và tạp chí Sông Hương (1989-1992)
Tập truyện ngắn Cư trú (Nxb. Hội Nhà văn và Công ti truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2006).

Các bài liên quan

Trịnh Lữ

Trinh Luu Trịnh Lữ sinh năm 1948 tại Hà Nội. Kỹ sư xây dựng mỏ. Từng làm radio, truyền hình, chuyên gia truyền thông và đào tạo phát triển tại Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tác phẩm dịch trong hơn hai năm qua: Cuộc đời của Pi (Yann Martel - Giải thưởng Dịch văn học của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004 và Giải thưởng Dịch văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005); Hội hoạ Trung Hoa (Lâm Ngữ Đường); 15 Nhà thơ Mỹ thế kỷ 20 (tham gia dịch và hiệu đính); Bí mật chôn vùi, Sự thật tàn bạo (loạt bài điều tra của tờ Toledo Blade); Con nhân mã ở trong vườn (Moacyr Scliar, theo bản tiếng Anh của Margaret Neves); Truyện ngắn Úc (song ngữ Anh-Việt); Utopia (Thomas More); Rừng Nauy (Haruki Murakami) - sắp in.

Trường Lam

Trường Lam Trường Lam tên thật là Hồ Sĩ Sênh. Sinh năm 1941 tại Thanh Khê, Thanh Chương, Nghệ An. Hậu duệ đời thứ 12 của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Tổ từ vùng Nghi Xuân, Hà Tĩnh, gốc tổ họ Hồ Quỳnh Đôi. Tốt nghiệp Đại học Thương Mại, Hà Nội. Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An (từ 1972) nhưng chỉ làm thơ rải rác. Từ 1993, nghỉ hưu, mới bắt đầu viết văn. Hiện sống tại xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Tác phẩm: Đã xuất bản: Miền sơn dã (tập truyện ngắn, Nxb. Nghệ An, 2005). Chưa có điều kiện xuất bản: Ngày hè ngắn ngủi (truyện dài thiếu nhi), Cuộc phiêu lưu của BaBiBô (truyện dài thiếu nhi), Chuyện ở sân sau (tập truyện ký), Những dòng rải rác (tập thơ), Sao đổi ngôi (tiểu thuyết).

Trương Trào

Trương Trào (Zhāng Cháo) tự Sơn Lai, hiệu Tâm Trai và Trọng Tử, người tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông sinh năm 1650 (năm Thuận Trị thứ tám, đời Thanh), không rõ năm mất. Ông sáng tác không nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là U mộng ảnh (bóng mờ trong cõi mộng), một tập sách nhỏ gồm 220 câu cách ngôn, phác hoạ ra một thế giới thơ mộng, làm say mê nhiều thế hệ văn nhân thi nhân Trung Quốc.

Tung Thiên

Tung Thien Tung Thiên tên thật là Nguyễn Tung Thiên, sinh năm 1980, rời Việt Nam năm 1997, hiện sống tại San Francisco.

Tưởng Dung

Tưởng Dung Tưởng Dung sinh năm 1955 tại Biên Hòa. Sang Mỹ năm 1981. Hiện sống và làm việc tại Los Angeles, California. Cộng tác với các tạp chí Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Phụ Nữ Diễn Đàn, nhohue.org và ngo-quyen.org.

 

Từ Dạ Thảo

Tu Da Thao Từ Dạ Thảo tên thật là Phạm Xuân Hùng, sinh năm 1969. Hiện là đạo diễn phim tài liệu, sống và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Làm thơ (bút danh Từ Dạ Thảo) và viết truyện ngắn (bút danh Phạm Xuân Hùng).

Tác phẩm Máu từ những cuống hoa, tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn 2005, và nhiều bài thơ đăng ở các tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Sông Hương, Cửa Việt.

Các bài liên quan
  • Ngô Xuân Hoàng, Đọc tập thơ “Máu từ những cuống hoa” của Từ Dạ Thảo
V

Võ Văn Trực

Võ Văn Trực (1936) là tác giả của nhiều tập thơ: Ngày hội của rạng đông (1978), Hành khúc mùa xuân (1980), Trăng phù sa (1983), Hương trong vườn bão (1995)..., từng nhận được nhiều giải thưởng, và các tiểu thuyết Chuyện làng ngày ấy, Vết sẹo và cái đầu hói (2006), Cọng rêu dưới đáy ao (2007).

Vũ Hùng

Vu Hung Vũ Hùng sinh năm 1931 tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông là học sinh trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Ông nhập ngũ năm 1950 khi đang học năm thứ hai chuyên khoa toán (lớp 11 chuyên toán bây giờ). Sau khi tốt nghiệp khoa Thông tin trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, ông công tác 30 năm trong quân đội, lần lượt qua các cương vị: đài trưở̀ng vô tuyến điện, kĩ sư trạm trưởng một trạm nguồn điện của Binh chủng Thông tin, phóng viên khoa học kĩ thuật của báo Quân đội nhân dân. Ông từng là biên tập viên cho Nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội và Nhà xuất bản Văn Học. Từ 1989, Vũ Hùng định cư tại Pháp.

Tác phẩm Vũ Hùng đã viết khoảng 30 đầu sách về văn học thiếu niên ở Việt Nam. Hai tập truyện Sao SaoSống giữa bầy voi của ông đã được trao giải Văn học thiếu niên của Việt Nam các năm 1982 và 1988. Ông cũng là dịch giả của nhiều tập truyện dành cho thiếu niên.

Độc giả có thể tham khảo tiểu sử và tác phẩm của Vũ Hùng tại trang web cá nhân: vu-hung.com.

Vũ Phương Nghi

Vu Phuong Nghi Vũ Phương Nghi (1983), hiện du học ngành mỹ thuật ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Vũ Thành Sơn

Vu Phuong Nghi Vũ Thành Sơn (1983)sinh tại Sài Gòn. Hiện sinh sống và làm việc tại Sài Gòn.

Tác phẩm: 40km/h (thơ), Nxb Giấy Vụn, 2007; Có tác phẩm in trong: Tuyển tập truyện ngắn Sài Gòn 2006 (nhiều tác giả) và Có jì dùng jì có nấy dùng nấy (tập thơ, nhiều tác giả, Nxb. Giấy Vụn). Có tác phẩm đăng trên báo Thanh Niên Chủ nhật, Thanh Niên Tuần san, Đen Trắng, và các tạp chí Da Màu, Tiền Vệ.

 

Vũ Thất

Vũ Thất Vũ Thất sinh năm 1940. Cựu Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Hiện nghỉ hưu ở Hoa Kỳ.

Tác phẩm: Đời thủy thủ (Sài Gòn, 1969), Trong cơn bão biển (Sài Gòn, 1969), Một dòng sông cho chiến đỉnh (Sài Gòn, 1974 - Hoa Kỳ, 1984)

 

Vũ Tường

Vũ Tường Tiến sĩ khoa Chính trị học, Đại học California, Berkeley, giảng viên (assistant professor) bộ môn Chính trị Á Châu, Trường Cao học Hải quân Hoa Kỳ. Đã sống và nghiên cứu ở Indonesia. Tác phẩm nghiên cứu chính về Indonesia: “State Formation and the Origins of Developmental States in South Korea and Indonesia”, Studies in Comparative International Development 41:4 (Winter 2007). “Of Rice and Revolution: The Politics of Provisioning and State-Society Relations on Java, 1945-1949”, South East Asia Research, 11:3 (November 2003), pp. 237-267. Tác phẩm dịch: Sang Jenderal Pensiun (cùng với Prapto Waluyo, từ truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp), Kalam, no. 20 (Jakarta: July 2003).

Y

Banana Yoshimoto

Banana Yoshimoto Banana Yoshimoto (1964), tên thật Mahoko Yoshimoto, là một trong ba nhà văn Nhật Bản đương đại nổi tiếng nhất thế giới, cùng Haruki Murakami và Ryu Murakami. Kitchen, tiểu thuyết đầu tay, xuất bản năm 1987, nhanh chóng đưa tên tuổi Banana Yoshimoto ra khỏi biên giới Nhật. Kể từ đó đến nay, mỗi tác phẩm của Yoshimoto đều mang lại thành công cho tác giả và văn học Nhật Bản: N.P, Vĩnh biệt Tugumi, Amrita

Website của Banana Yoshimoto: http://www.yoshimotobanana.com/