talawas chủ nhật

 
Văn xuôi :: 20.01.2008
Nguyễn Đình ChínhOnlai... balô



Nguyễn Đình Chính
Nguyễn Đình Chính

Ảo giác 2007 là tên bộ sách tập hợp những sáng tác mới nhất của Nguyễn Đình Chính trong năm 2007 (gồm 1 vở kịch, 20 bài thơ và 1 tiểu thuyết), đang chờ xuất bản. talawas chủ nhật kì này xin được giới thiệu Onlai... balô, cuốn tiểu thuyết, tác phẩm chủ đạo trong bộ sách này.

talawas chủ nhật

Nguyễn Đình Chính

Onlai... balô

Nguyên do viết quyển tiểu thuyết này: Tôi thấy cần phải ép mình vào một cuộc chạy ma ra tông để tự đánh bóng lại tên tuổi nhà văn của mình.

Nguyễn Đình Chính


 



8.

Thào Yêng bỏ về nhà từ sớm tinh mơ.

Trước khi ra khỏi nhà Thào Yêng lén vứt vào bếp mấy chiếc lá nhỏ mà cô gái đã kín đáo lót vào dưới mông của cô trong đêm qua.

Tất nhiên là chẳng có ai được phép nhìn thấy mấy chiếc lá đó.

Ngủ một mạch đến tận giữa trưa mới tỉnh giấc. Một giấc ngủ rất sâu không mê sảng mộng mị. Mở mắt ra đã thấy Thào Yêng đang ngồi bên cạnh hí húi cời bếp. Váy mới. Đầu đội khăn thổ cẩm. Mùi xôi nếp nương thơm lừng bay đầy nhà. Cô gái Thổn Mừ nhoẻn cười.

“Dậy đi thôi. Ông trời ngồi trên đỉnh đầu rồi.”

“Ao đói quá.”

“Đói thì ăn xôi.”

“Ăn xôi xong thì sao?”

“Không biết.”

“Ăn xôi xong ao lại ngủ với noọng bên bếp lửa hồng nhé.”

“Không ưng như vậy.”

“Thế thì làm gì bây giờ?”

“Ao Pháo bảo hôm nay phải vào rừng hái đầy giỏ nấm mang xuống chợ huyện bán cho lái buôn mới đủ tiền mua vé xe ô tô về xuôi chơi tết.”

“Noọng Yêng về xuôi chơi tết với ai?”

Đôi mắt đen lúng liếng liếc.

“Về chơi tết với ao.”

Ta mỉm cười ôm cô gái Thổn Mừ vào lòng.

“Cho ao đi hái nấm với.”

Thào Yêng nhẹ nhàng truồi khỏi vòng tay gã.

“Cho đi cùng mà. Ao Pháo cũng dặn noọng phải rủ ao cùng đi vào rừng hái nấm.”

“Để bảo vệ cho noọng chứ gì.”

“Không phải đâu.”

“Để làm gì?”

“Không nói đâu.”

“Tại sao không nói?”

“Vì không cần nữa rồi.”

Thào Yêng đỏ mặt. Lần đầu tiên thấy cô gái Thổn Mừ đỏ mặt. Chợt hiểu. Ôi chao thằng bạn Thổn Mừ cụt chim tốt bụng.

Tới lúc này mới để ý có hai cái sọt tre quai mây để sát cạnh nhau ở ngay đầu cầu thang.

Trưa cuối năm trong rừng thẳm đại ngàn lạnh giá và cô tịnh. Những con thú hung dữ nhất cũng đã chui tọt vào hang yên phận nằm ngủ. Sương bay lơ đãng la đà. Lá rừng ẩm ướt mục nát bốc mùi men rượu say ngắc ngư. Suối cạn gần hết nước. Gió rừng phờ phạc.

Thào Yêng mê mải chạy tới chạy lui thoát chỗ này chỗ kia nhặt nấm. Cô gái giống như con hươu nhỏ thấp thoáng ẩn hiện trong cây rừng. Con hươu tìm lộc non để ăn. Cô gái nhặt nấm đầy giỏ bán lấy tiền mua vé ô tô về xuôi chơi tết với người tình.

Lạ lùng. Ta nẵm soài trên tảng đá. Chẳng thiết gì hái nấm. Nhiều lúc chỉ muốn chồm dậy, chạy ào tới ôm choàng Thào Yêng vào lòng. Nhưng lại e sợ làm vỡ nát giấc mơ thanh khiết ngây dại của cô gái Thổn Mừ trong buổi trưa rừng u mặc.

Ta mơ màng. Lá rừng thầm thì. Tiếng chim gáy mỏi mệt. Ngủ. Thức. Thào Yêng hiện về dịu dàng đặt bàn tay thoang thoảng mùi nấm rừng lên mặt ta.

“Ao mệt lắm a?”

Ta chỉ dòng nước nhỏ róc rách luồn giữa lòng suối lổn nhổn cuội sỏi.

“Ao muốn tắm. Noọng múc nước cho ao tắm nhé.”

“Noọng cũng muốn tắm.”

“Ao sẽ múc nước cho noọng tắm.”

“Không cần đâu. Tắm ở đây lạnh lắm.”

“Tắm ở đâu?”

Cô gái Thổn Mừ quất nhè nhẹ cành lá non vào ngực gã.

“Đi tắm ở hồ nước nóng.”

“Trong rừng bản Nà Cốc có hồ nước nóng a?”

Mấy hôm trước lội rừng, Bàn Kì Pháo không hé răng nhắc tới hồ nước nóng. Thào Yêng vất giỏ nấm lại rồi dắt tay ta lôi đi như mẹ lôi con. Băng qua không biết bao nhiêu bụi cây rậm rạp. Mùi lưu hoàng. Khói đặc và ấm. Khói sặc sụa cay xè mắt. Một hồ đá nhỏ sủi sùng sục bốc hơi mù mịt. Ngạc nhiên.

“Tại sao ao Páo không thèm dẫn ao đến đây nhỉ?”

“Không phải là vợ chồng mà rủ nhau đến đây tắm thì ma rừng dìm chết đấy.”

Thảo Yêng biến vào trong màn hơi mù mịt. Có tiếng gọi ao ơi ời như từ trên trời gọi xuống. Thào Yêng lại hiện ra từ trong màn hơi khói sương lục bục giữa hồ. Tóc xoã trên đôi vai trần. Bọt nước tung toé vỗ vào bờ mông tròn căng. Trút vội áo quần rồi nhảy ùm xuống cạnh cô gái Thổn Mừ. Nước nóng quá. Hơi khói xông ngùn ngụt không nhìn rõ mặt người. Thào Yêng túm chặt lấy cổ ta. Vú kề vú. Bụng áp bụng. Thào Yêng kéo ta ngụp xuống rồi buông tay ra. Nhìn thấy thân thể trần truồng của cô gái Thổ bay lượn. Ta ngụp xuống. Thào Yêng lại trồi lên. Bàn chân của cô đạp mạnh vào giữa mặt ta. Toé đom đóm mắt. Từ từ thả người chìm xuống đáy hồ thảnh thơi tận hưởng mạch nước nóng rát vả vào lưng vào vai vào bụng.

Thào Yêng lặn xuống ôm xốc ta rồi nổi lên. Ta chỉ he hé mắt nhìn. Khi hai chân vừa chạm lòng hồ thì vòng hai tay bất ngờ siết chặt lấy vòng bụng của cô gài Thổn Mừ rồi há to mồm đớp ngay lấy cái đầu vú xinh xắn đỏ hồng đang cương lên trong làn nước nóng. Thào Yêng giật mình chỉ kịp kêu lên một tiếng nghẹn trong sóng nước thì đã bị ta chiếm đoạt. Cô gái ưỡn cong người ra phía sau giãy giụa như con cá bị mắc cạn. Ta vẫn siết mạnh. Nước thật êm và tuyệt vời. Vừa siết vừa ép chặt cái thân hình trần truồng trơn nhẫy sặc sụa mùi lưu huỳnh của cô gái Thổn Mừ vào một hõm đá rồi cong lưng phóng tinh xối xả như một con tôm hùm đang dồn hết sức lực vào trận giao hoan cuối cùng trước khi lột vỏ. Thào Yêng không chống cự được nữa. Sắc nước. Ngạt thở. Mắt cô trợn ngược. Chân tay thõng thượt.

Tới khi bế Thào Yêng đặt lên tảng đá ven hồ thì cô gái Thổn Mừ chỉ còn đủ sức nằm vật ra há miệng ngáp lấy ngáp để như con cá bị vứt lên bờ.


© 2008 talawas

Nguyễn Đình Chính sinh ngày 28.10.1946 tại số nhà 14 Nguyễn Thái Học (nhà bác sĩ Chính), Hà Nội. Ông là con trai thứ hai trong số ba người con của nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2004) và bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga (1926-1951). Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), Nguyễn Đình Chính (lúc ấy chưa tới 2 tháng tuổi) và anh trai (2 tuổi) được mẹ bồng đi di tản lên Việt Bắc. Năm 1951, bà Nguyệt Nga mất vì trọng bệnh tại khu di tản, Nguyễn Đình Chính sống với bà ngoại. Năm 1955, Nguyễn Đình Chính về Hà Nội và học hết phổ thông. Năm 1965, đi bộ đội. Năm 1976, xuất ngũ, thương binh 2/4. Nguyễn Đình Chính từng công tác nhiều năm trong các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và báo chí. Hiện ông sống ở Hà Nội.

Tác phẩm Xưởng máy nhỏ của tôi (tiểu thuyết đầu tay, 1976); Nhớ để mà quên (tiểu thuyết, viết năm 1981 nhưng đến 1998 mới được in, đã được dịch ra tiếng Pháp); Con phù du cánh mỏng (tiểu thuyết, 1986); Đêm thánh nhân (tiểu thuyết tâm đắc nhất, dài hơn 1000 trang, viết năm 1990-1992, in tập I năm 1998, dự định sẽ in tập II vào năm 2000, nhưng không được cấp giấy phép. Tháng 10.2006, Nxb. Văn Học in trọn vẹn cả hai tập dưới tựa đề mới là Ngày hoàng đạo.) Kịch bản điện ảnh (đã dựng phim): Rừng lạnh, Bãi biển đời người, Hồi chuông màu da cam, Người trên mặt sôngHòn đảo chìm xuống (không được duyệt). Duyên nợ trần gian (kịch bản sân khấu, giải thưởng Liên hoan sân khấu ở Hàn Quốc 2002) và khoảng 15 vở kịch khác, trong đó 5 vở đã được dựng và diễn trên các sân khấu Hà Nội.

 

gui bai Gửi bài này cho bạn bè    in baiIn bài